Người dân Đakrông yên tâm làm ăn sau khi được trao “cần câu” 

VOV.VN - Đời sống người dân ở Đakrông – huyện nghèo nhất Quảng Trị dần được cải thiện khi nhận được sự hỗ trợ xây mới nhà cửa, trạm y tế…
Có nhà, người nghèo yên tâm làm ăn
Không ai nghĩ mới cách đây 1 – 2 năm, gia đình anh Hồ Văn Rế, thôn Pa Hy, xã Tà Long (huyện Đakrông, Quảng Trị) vẫn thuộc hộ nghèo. Nằm bên cạnh ngôi nhà gỗ khang trang, sạch sẽ là ngôi nhà cũ lợp ngói lụp xụp được dùng để làm bếp nấu thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngôi nhà nhỏ như một minh chứng cho những tháng ngày khó khăn đã qua của gia đình anh Rế.

 

nguoi dan dakrong yen tam lam an sau khi duoc trao can cau hinh 1
Ngôi nhà anh Rế được hỗ trợ xây dựng khang trang, sạch sẽ.

Anh Rế vui vẻ cho hay: “Nhà này mới xây được 1 năm. Hồi mới xây, ai cũng bảo nghèo sao xây được cái nhà to thế. Nhưng gia đình được Tập đoàn Viễn thông Quân đội hỗ trợ, cùng một ít vật liệu tích góp được nên hai vợ chồng cố vay mượn thêm từ ngân hàng chính sách để làm nhà cho tử tế. Có nhà cửa ổn định mới lo làm ăn được. Ngôi nhà như chỗ dựa vững chắc để vợ chồng chú tâm làm việc, thay đổi cuộc sống”.

Từ khi có nhà, đời sống của gia đình anh Rế cũng thay đổi nhiều. Gia đình anh Rế đã có 4 con trâu, 3 sào sắn, mấy ha vừa trồng keo, trồng tràm. Theo anh Rế, nhờ ổn định cuộc sống, nên vợ chồng anh cứ làm túc tắc. Một năm được một mùa sắn bán được 7 triệu, anh lại tiết kiệm 5 triệu để trả nợ. Tới giờ, anh chỉ còn khoản nợ ngân hàng vay để làm nhà.

 

nguoi dan dakrong yen tam lam an sau khi duoc trao can cau hinh 2
 
nguoi dan dakrong yen tam lam an sau khi duoc trao can cau hinh 3
vững chắc

Anh Rế chỉ là một trong hơn 1300 hộ nghèo ở huyện Đakrông được Tập đoàn Tập đoàn Viễn thông Quân đội hỗ trợ xóa nhà tạm. Có nhà cửa ổn định, đời sống của bà con đã đi vào ổn định, tiến tới xóa nghèo bền vững.

Mắc bệnh tới ngay trạm y tế vì không còn… sợ ma
Ở xã miền núi, để bà con tin tưởng tới khám chữa bệnh cần rất nhiều thời gian và công sức. Bác sĩ Lê Quang Hưng – Trạm trưởng trạm Y tế xã Đakrông cho biết: Xã Đakrông chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Với dân số gần 6000 người, có 10 thôn, đến 5 thôn thuộc dạng đặc biệt khó khăn, đường xá xa xôi cách trở, chỉ đi lại được bằng đò. Để người dân tới được trạm xá cũng là quãng đường dài chứ chưa nói tới bệnh viện. Từ khi trạm y tế được xây dựng khang trang, tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh đông hơn hẳn. Trước đây mỗi tháng chỉ có 50 -60 lượt bệnh nhân/tháng tới khám, chữa bệnh, tiêm phòng tại trạm y tế này. Đến nay con số này đã chạm mốc gần 200 lượt bệnh nhân/tháng. Tỷ lệ tiêm phòng của trẻ em đạt 100%.

 

nguoi dan dakrong yen tam lam an sau khi duoc trao can cau hinh 4
Ít ai có thể ngờ, xã ngay sát biên giới lại có trạm y tế rộng rãi, khang trang, sạch sẽ.

Từ chỗ chỉ là một nhà cấp 4 dột nát, với duy nhất một phòng khám với hai giường. Sau khi được xây mới, đưa vào sử dụng từ đầu năm 2016, trạm y tế là một tòa nhà 2 tầng khang trang, tiện nghi với hơn chục giường bệnh và đầy đủ các loại thuốc theo quy định.

Số lượng cán bộ y tế cũng tăng từ 5 người lên thành 9 người, trong đó đã có 2 bác sĩ. Nếu như trước đây, trạm chật trội, bệnh nhân chỉ đến khám, nhận thuốc xong rồi về, thì nay, trạm đã nhận các bệnh nhân điều trị nội trú.
“Bà con ở đây vẫn có thói quen… sợ ma. Trước nếu ở trong phóng khám cũ là ngôi nhà cấp 4 lụp xụp, bà con càng sợ. Nên bệnh nặng cỡ nào, nhà xa tới đâu cũng nằng nặc đòi về, nhất quyết không ở lại. Từ khi trạm xá được xây dựng khang trang, bà con hết sợ, yên tâm ở lại khám, chữa bệnh” – bác sĩ Hưng giải thích thêm.

 

nguoi dan dakrong yen tam lam an sau khi duoc trao can cau hinh 5
Bên trong trạm y tế Đakrông.
nguoi dan dakrong yen tam lam an sau khi duoc trao can cau hinh 6
Bảng theo dõi thai kỳ được thể hiện một cách khoa học, rõ ràng số lần khám, tình trạng của các thai phụ. Hiện, tất cả phụ nữ mang thai đều đến khám và cũng được đỡ đẻ tại trạm y tế, vì thế hạn chế đến mức thấp nhất tai biến thai sản.

Chính sự phát triển của y tế cơ sở để góp phần đổi thay lớn trong nhận thức của bà con. Hiện nay, cả 10 thôn của xã đều đã có các nhân viên y tế cộng đồng, được tập huấn những kiến thức và phương pháp điều trị những bệnh thông thường.

Trạm y tế xã Đakrông, chỉ là một trong rất nhiều công trình được Tập đoàn Viễn thông Quân đội hỗ trợ xây dựng giúp huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
Tập trung vào hoạt động hỗ trợ tập trung vào xây dựng hạ tầng thiết yếu về y tế, giáo dục, nhà ở …giúp tạo ra cơ hội phát triển bền vững và sinh kế lâu dài chứ không tài trợ tiền trực tiếp là điều Tập đoàn Viễn thông Quân đội đang tiến hành triển khai trên địa bàn huyện Đakrông.

 

nguoi dan dakrong yen tam lam an sau khi duoc trao can cau hinh 7
Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội đến trạm trạm y tế Đakrông và dặn dò y bác sĩ tận tình chăm sóc người dân khi họ mắc bệnh.

 

Theo Thiếu tướng Hoàng Công Vĩnh – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội, điểm khác biệt trong các chương trình dành cho người nghèo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là luôn thống nhất với việc giúp “Tạo ra cần câu chứ không cho con cá” trong các chương trình của mình.

 

nguoi dan dakrong yen tam lam an sau khi duoc trao can cau hinh 8
Triết lý của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là giúp người dân tạo ra cơ hội phát triển bền vững và sinh kế lâu dài, không tài trợ tiền trực tiếp.

 

Trong giai đoạn 2017 - 2018, Tập đoàn Viễn thông Quân đội sẽ hỗ trợ gần 18 tỷ đồng cho huyện Đakrông (Quảng Trị) để hỗ trợ hộ nghèo xoá nhà tạm, mua bò giống sinh sản, trồng sả xóa đói giảm nghèo, xây dựng trạm y tế xã. Những hỗ trợ này được xem như là đòn bẩy giúp người dân thoát nghèo nhanh, bền vững và được chăm sóc một cách toàn diện hơn./.
610 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 550
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 550
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87214123