Theo Báo cáo tổng kết 20 năm (2003 - 2023) Ngày hội đại đoàn kết dân tộc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng cấp ủy, chính quyền và Mặt trận các cấp luôn xác định "Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư hằng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (MTDTTN) (18/11) là ngày sinh hoạt truyền thống về đại đoàn kết ở địa bàn dân cư. Đây cũng là ngày tổng kết lại quá trình đoàn kết, đồng thuận của cư dân trong cộng đồng khu dân cư (KDC) về việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương và là dịp để người dân tự đánh giá kết quả tự quản của cộng đồng; suy tôn, biểu dương các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư từng bước có sức lan tỏa trong đời sống của Nhân dân.Trên 98% khu dân cư đều tổ chức thực hiện cả phần lễ và phần hội thu hút hơn 80 vạn lượt người dân tham gia, riêng 2 năm 2020, 2021 do thiên tai, dịch bệnh (cơn lũ lịch sử năm 2020 và đại dịch bệnh Covid - 19 củanăm 2021) nên việc tổ chức ngày hội chủ yếu là phần lễ[1]. Ngày hội được tổ chức với tinh thần vui tươi, phấn khởi với nhiều nội dung phong phú như: Tổ chức ôn lại truyền thống MTTQ Việt Nam qua các thời kỳ gắn với sơ kết, tổng kết biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp tiêu biểu trong thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”); tặng quà động viên các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc, các chức việc trong tổ chức tôn giáo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... trên địa bàn; ký kết và phát động các phong trào thi đua, xây dựng các mô hình, phần việc thiết thực; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao mang tính chất quần chúng; tổ chức bữa cơm thân mật đại đoàn kết ở các khu dân cư;… qua các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, tăng cường tinh thần đoàn kết, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của địa phương, thu hút đông đảo Nhân dân tại các khu dân cư tham gia, tạo khí thế sôi nổi cho Ngày hội. Tại Ngày hội, Nhân dân đã tham gia phát biểu đóng góp nhiều ý kiến những mặt làm được, chưa làm được, từ đó đề xuất những giải pháp thực hiện trong thời gian tới, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân cùng tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân ngay tại khu dân cư.
Hàng năm ngày hội được tổ chức với nhiều nội dung, hình thức phong phú được đông đảo Nhân dân đồng tình, hưởng ứng tham gia.Trong phần Hội, đã tổ chức nhiều hoạt động như hội thi các trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao[2]... khơi dậy truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước nhằm nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta. Tiêu biểu như huyện Hướng Hóa, Đakrông tổ chức diễn Lễ hội cồng chiêng, mừng lúa mới của bà con dân tộc Pa cô, Vân kiều; huyện Vĩnh linh tổ chức thi kể truyện trạng Vĩnh Hoàng, Bài chòi, huyện Hải Lăng tổ chức đua thuyền truyền thống…Bên cạnh đó, Mặt trận các cấp đã phối hợp tổ chức biểu dương, khen thưởng hộ gia đình văn hóa tiêu biểu, các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp ở địa phương. Trong 20 năm đã biểu dương, khen thưởng 16.300 tập thể, 75.200 cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp cho địa phương.
Trong 20 năm qua, phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và hoạt động có hiệu quả. MTTQ các cấp trong tỉnh tham gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện các tiêu chí về nhà ở dân cư, giúp nhau phát triển kinh tế, đóng góp xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở, môi trường, giao thông, xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và thị trấn, phường đạt chuẩn văn minh đô thị; Vận động nhân dân tham gia đóng góp trên 110.000 nghìn ngày công, đóng góp 459 tỷđồng, làm mới và sửa chữa 3.714 km đường giao thông, xây dựng 65 cổng làng; nạo vét, nâng cấp 547 kmkênh mương nội đồng, hiến trên 771.913 m2 đất của gia đình để xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng được xây dựng theo quy hoạch, nổi bật là UBMTTQVN tỉnh huy động nguồn lực hỗ trợ xây dựng và sữa chữa 140 công trình dân sinh như Trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn, Trung tâm học tập cộng đồng ở khu dân cư ở các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới, trị giá: 78,97 tỷ đồng.
Giai đoạn 2003 - 2023, Quỹ “Vì người nghèo”,Quỹ “Cứu trợ” các cấp trong tỉnh đã vận động thu trên 490,6 tỷ đồng; qua đó, hỗ trợ xây dựng mới và sữa chữa 13.198nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo trị giá 204,34 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển sản xuất cho 2.011người, trị giá hơn 7,74 tỷ đồng; hỗ trợ cho 10.165 em học sinh nghèo, trị giá 5,1 tỷ đồng; hỗ trợ khám chữa bệnh cho 5.039 người, trị giá 5,68 tỷ đồng, hỗ trợ khó khăn với 120.102 suất quà tổng trị giá 48,5 tỷ đồng; hỗ trợ khôi phục sản xuất sau mưa lũ cho người dân bị thiệt hại do thiên tai với số tiền trên 25 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng 15 nhà chống bão, lũ, lụt cho các vùng trọng yếu ảnh hưởng thiên tai và 125 công trình dân sinh (trường học, đường nội thôn, trạm y tế,…) trị giá: 78,97 tỷ đồng;các nội dung hỗ trợ khác như cứu trợ trực tiếp, mua thuyền, hỗ trợ người chết do thiên tai, hỗ trợ đuối nước, hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn với tổng trị giá 12,92 tỷ đồng…
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều mô hình tự quản hoạt động hiệu quả, nhất là trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua do MTTQ Việt Nam tỉnh phát động: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, phong trào “Đoàn kết sáng tạo”… Thông qua Ngày hội, Nhân dân các khu dân cư trực tiếp tham gia đánh giá, thảo luận, tìm biện pháp để thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.
Trong giai đoạn mới, ý nghĩa thực tiễn của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được khẳng định trong đời sống chính trị, văn hóa - xã hội ở địa phương, khu dân cư, tạo tiền đề để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hệ thống chính trị các cấp tập hợp, đoàn kết và phát huy hiệu quả vai trò khối đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua việc tổ chức Ngày hội ở khu dân cư, những nội dung triển khai hoạt động của Ngày hội đã làm cho các tai, tệ nạn xã hội giảm, các danh hiệu văn hóa hàng năm đều tăng, xuất hiện ngày càng nhiều gương người tốt việc tốt, nhiều gương điển hình tiên tiến trong học tập, công tác, lao động sản xuất, trong việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các phong trào giúp nhau xóa đói, giảm nghèo “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Phong trào đoàn kết sáng tạo”,… được triển khai rộng khắp, tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội; khơi dậy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc như “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Tình làng nghĩa xóm”; góp phần nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của Nhân dân, không ngừng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố./. Phan Văn Lãn
[1]Năm 2020, toàn tỉnh có 420/799 khu dân cư tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dântộc”, (đạt 52,56%), trong đó có 90,5% khu dân cư tổ chức phần lễ. Năm 2021, toàn tỉnh có 93/125 xã, phường, thị trấn tổ chức điểm ngày hội cấp tỉnh, cấp huyện (đạt 76%); có 573/801 khu dân cư tổ chức ngày hội (đạt 71,5%), trong đó có50% khu dân cư tổ chức cả phần lễ và phần hội.
[2] Nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian mang tính truyền thống văn hoá của địa phương như: Đua thuyền truyền thống, bóng chuyền, bóngđá, đẩy gậy, kéo co, đập om, nhảy bao bố, đua xe đạp chậm, bịt mắt bắt vịt, chọi gà, bắt lươn, lễ hội cồng chiêng của đồng bào Vân kiều, Pa Cô, trình bày các tiết mục văn nghệ tự biên tự diễn... thu hút được đông đảo nhân dân ở khu dân cư tham gia