Ngành Tài nguyên và Môi trường ứng phó bão số 10 

(Chinhphu.vn) - Để ứng phó với bão số 10, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công điện khẩn gửi các đơn vị trực thuộc Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường 29 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nội.
Ảnh minh họa

Theo đó, bão số 10 là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh và diễn biến của bão còn phức tạp. Bão số 10 được xác định là cơn bão mạnh nhất trong hơn 2 năm trở lại đây, có diện ảnh hưởng rộng.

Để chủ động phòng tránh nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do Bão số 10 gây ra, Công điện đã đưa ra yêu cầu cụ thể đối với từng đơn vị. Theo đó, Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn phải tổ chức trực ban nghiêm túc (24/24 giờ); chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tốt công tác quan trắc, thu nhận thông tin, số liệu khí tượng, thủy văn, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão và tình hình mưa lũ, tiến hành các cuộc trao đổi trực tuyến giữa các đơn vị ở Trung ương với các đơn vị ở địa phương để thống nhất nội dung các bản tin dự báo, cảnh báo bão, lũ; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các bản tin cho các cơ quan ở Trung ương và địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng.

Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn giữa Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và Viện.

Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương để cung cấp các thông tin phụcvụ công tác dự báo sạt lở, trượt lở đất đá.       

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để xử lý kịp thời những sự cố do bão gây ra trên biển.

Tổng cục Môi trường phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường tại khu vực có bão, mưa, lũ xảy ra; có kế hoạch phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương đề xuất các giải pháp trước mắt để khắc phục và xử lý ô nhiễm, đặc biệt sau mưa lũ.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thường xuyên theo dõi hiện tượng tai biến địa chất và các quá trình địa động lực công trình, hầm mỏ tại khu vực xảy ra lũ; cảnh báo đến các cơ quan, đơn vị và nhân dân tình hình sạt, lở đất để có phương án phòng, tránh.

Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh để hỗ trợ tài chính kịp thời cho công tác phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do bão, mưa lũ gây ra.

Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực: Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và các Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố để tham mưu, tổ chức công tác thu nhận thông tin, phòng, tránh và khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ gây ra.

Tuệ Văn

579 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 770
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 771
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84578344