Nên có cơ chế khuyến khích DN đóng góp vào Quỹ vaccine chống COVID-19 

(Chinhphu.vn) – Quỹ vaccine cần có cơ chế công khai minh bạch, đồng thời cũng cần có cơ chế khuyến khích để duy trì nguồn lực trong thực hiện chiến lược của Chính phủ, hướng tới tiêm chủng mở rộng cho toàn dân.

 

Các chuyên gia đánh giá cao chiến lược vaccine của Chính phủ.

 

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP thông qua chủ trương thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đã ký ban hành Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19.
 

Nguồn thu của Quỹ bao gồm: Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện bằng tiền, vaccine, các loại hình vật chất khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; các nguồn vốn hợp pháp khác...

Theo tính toán của Bộ Y tế, Việt Nam dự kiến mua 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người với tổng nhu cầu kinh phí ước khoảng 25.200 tỷ đồng.

Các chuyên gia hết sức đồng tình việc Chính phủ quy định chặt chẽ việc sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.

 

Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của Quỹ của các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước; giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng.

 
 

Về việc tạo nguồn lực cho Quỹ vaccine, chuyên gia Phạm Xuân Hoè cho rằng, Chính phủ đã rất đúng đắn khi quyết định lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 có sự phối hợp công-tư để lo vaccine cho toàn dân. Tuy nhiên, với chi phí lớn như vậy, ngân sách Nhà nước khó có thể cáng đáng toàn bộ nên các doanh nghiệp có điều kiện cần sẵn sàng chung tay đóng góp. 

 

Còn theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), Chính phủ đã có bước đi quan trọng trong chiến lược vaccine nhằm tiến tới tiêm chủng cho toàn dân. Đây là hướng đi đúng đắn. 

 

Về hoạt động ủng hộ chống dịch của các DN, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, sự vào cuộc của các DN vừa qua hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ là rất tích cực. Nhiều đơn vị sẵn sàng ủng hộ quỹ vaccine, tuy nhiên về lâu dài, cũng nên có cơ chế khuyến khích sự phối hợp của các DN.

 

Về phía các cơ quan quản lý, cần có cơ chế khuyến khích các DN đóng góp, chẳng hạn có thể có một số hình thức ưu tiên sử dụng vaccine ở mức độ hợp lý hay ưu đãi tính chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp…

 

Có cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Đặng Ngọc Đức (Đại học Kinh tế quốc dân) cũng đồng tình với quan điểm ưu tiên chống dịch của Chính phủ. Thực tế, công tác phòng, chống dịch COVID-19 là nội dung đầu tiên được Chính phủ ưu tiên xem xét tại phiên họp thường kỳ.

 

Chuyên gia Đặng Ngọc Đức cho rằng, dù kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng hiện tại mục tiêu chống dịch đang được ưu tiên cao hơn. Trên cơ sở chống dịch tốt mới duy trì sản xuất, xuất khẩu, kinh doanh an toàn, lấy lại đà tăng trưởng. Chính phủ đang rất nỗ lực để vừa chống dịch, vừa có các biện pháp trợ lực DN vượt khó.

 

“Chính phủ đã đi đúng hướng với việc nỗ lực triển khai chiến lược vaccine để mở rộng việc tiêm chủng, bảo đảm an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì thì kinh tế mới có cơ hội tăng trưởng”, ông Đặng Ngọc Đức bày tỏ.

 

Huy Thắng

227 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 369
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 369
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77973772