Nâng cao văn hóa công sở để phục vụ Nhân dân tốt hơn 

Văn hoá công sở là một hệ thống hệ thống các giá trị, chuẩn mực, mục tiêu và hoạt động sáng tạo được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức, trong đó, thái độ tôn trọng, phục vụ nhân dân có vai trò cực kỳ quan trọng góp phần xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa cơ quan hành chính với công dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính văn minh, hiện đại, nhất là khi chúng ta đang đẩy mạnh công tác xây dưng chỉnh đốn Đảng, thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội lần thứ XII của Đảng và nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Xuất phát từ yêu cầu đó, Hội nghị Trung ương 9, khóa XI đã ban hành Nghị quyết  về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Đặc biệt, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, ngày 26/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã đồng ý đề xuất phát động phong trào thi đua về thực hiện văn hóa công sở nhằm nâng cao đạo đức công vụ, nói không với tiêu cực, nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực công tác để gắn bó với nhân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn. Điều đó đã khẳng định việc nâng cao văn hóa công sở là minh chứng cho quyết tâm của Chính phủ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ thời kỳ mới.

Những năm gần đây, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về xây dựng văn hóa công sở, cùng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính, tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm chú trọng và chỉ đạo thực hiện tốt nâng cao văn hóa công sở, xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng hoàn thiện về phẩm chất, tác phong, đẩy lùi tiêu cực, nhũng nhiễu. Trên cơ sở đó, hàng tháng, hàng quý mỗi cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đều tuyên truyền và quán triệt nội dung về việc thực hiện văn hóa công sở đến mỗi cán bộ, công chức, viên chức, đưa việc thực hiện văn hóa công sở trở thành một trong những tiêu chí thi đua gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, đơn vị. Mặt khác, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng việc thực hiện văn hóa công sở gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”; thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 của Bộ Chính Trị khóa XII về “Đẩy mạnh việc học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua yêu của các cơ quan đơn vị. Từ đó, CBCCVC trong toàn tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm gắn bó với nhân dân, phục vụ nhân dân. Vì vậy, khi giao tiếp với nhân dân cán bộ, công chức luôn có thái độ nhã nhặn, văn minh, lịch sự; lắng nghe nhân dân trình bày nguyện vọng, ý kiến; giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc; trả lời những yêu cầu chính đáng của nhân dân. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã luôn biết đặt lợi ích của công dân lên hàng đầu. Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh còn đặt các hòm thư góp ý được tại nơi làm việc từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phản ánh về thái độ giao tiếp, phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức để người đứng đầu cơ quan, đơn vị kịp thời phát hiện chấn chỉnh và xử lý cá nhân sai phạm, nâng cao chất lượng làm việc và mức độ hài lòng của người dân về thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

Cùng với kết quả thực hiện văn hóa công sở gắn với công tác cải cách hành chính như trên, việc thực hiện văn hóa công sở cũng đã đạt được kết quả tốt trên các mặt như: về trang phục của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ đảm bảo gọn gàng, lịch sự. Việc bài trí khuôn viên các công sở như việc gắn biển tên cơ quan, biển tên chức danh cán bộ, công chức được thực hiện ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Phòng làm việc của cơ quan được bài trí gọn gàng, hợp lý, có biển chỉ dẫn, sơ đồ phòng làm việc để thuận tiện cho tổ chức và cá nhân khi liên hệ công tác.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay vẫn tồn tại những hạn chế trong thực hiện văn hóa công sở như: Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức đi làm muộn, trang phục không phù hợp khi đến công sở, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc được giao đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, bộ mặt của cả cơ quan, đơn vị. Ở một số cơ quan quản lý nhà nước, tinh thần tự quản, tự giác của một số công chức, viên chức còn thấp, tính ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác, thiếu nhiệt tình, nhiệt huyết trong công việc, tính quan liêu, cửa quyền, tắc trách vẫn tồn tại làm giảm niềm tin của nhân dân với cơ quan nhà nước, giảm hiệu quả công việc, cản trở sự phát triển và làm mất đi hình ảnh đẹp của người cán bộ. Đây là hiện tượng đáng phải suy nghĩ và cần phải triệt để khắc phục ngay để xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Vì vậy, trong thời gian tới, để thực hiện tốt Phong trào thi đua về thực hiện văn hóa công sở để gắn bó với nhân dân, phục vụ nhân dân tốt hơn theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 26/02/2019, trước hết  cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về văn hóa công sở và tầm quan trọng của văn hóa công sở. Chú trọng đến công tác tuyên truyền miệng gắn công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, nhất là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua xây dựng ở cơ quan đơn vị. Phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức.

Các cơ quan, đơn vị cần xây dựng, hoàn thiện các quy định về văn hóa công sở, bao gồm: Quy định về trang phục, lễ phục, đeo thẻ chức danh cán bộ, công chức, viên chức; quy định về văn hóa ứng xử nơi công sở, thái độ, tác phong giao tiếp trong đơn vị; quy định về tiếp và giải quyết công việc của công dân; quy định về kỷ luật, hội họp, hội thảo,…

Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong xây dựng và thực hiện văn hóa công sở. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cần thường xuyên quan tâm, gương mẫu và nghiêm túc trong tổ chức thực hiện văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị mình. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa công sở trong cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc.

Chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng, động viên cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt văn hóa công sở. Bổ sung việc thực hiện văn hóa công sở vào tiêu chí bình xét thi đua hằng năm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về văn hóa công sở.

Trần Văn Toàn, Trường Chính trị Lê Duẩn

1114 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1002
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1002
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87026351