Nâng cao vai trò các tôn giáo trong bảo vệ môi trường 

(ĐCSVN) – Ủy ban MTTQ Việt Nam vừa họp với Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý vào dự thảo Chương trình đẩy mạnh phối hợp giữa hai đơn vị với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026; trao đổi thống nhất việc tổ chức hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn tới.

 

Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu . Ảnh: TL 

Tại cuộc họp, các ý kiến đại biểu thống nhất với việc tiếp tục đẩy mạnh Chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026.

Theo đó, việc triển khai Chương trình phối hợp trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thúc đẩy phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”. Đặc biệt là phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực, chủ động trong thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Theo dự thảo Chương trình đẩy mạnh phối hợp giữa Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026, Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ các tôn giáo nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân tôn giáo và người dân trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, MTTQ các cấp cũng phối hợp với ngành Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ các tôn giáo xây dựng năng lực tự ứng phó của các cộng đồng tôn giáo và người dân khi có rủi ro, thiên tai xảy ra bằng việc xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu ở các địa phương phù hợp với đặc điểm, điều kiện của mỗi tôn giáo, mỗi vùng miền; hỗ trợ các tôn giáo trong việc vận động chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và người dân tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; phối hợp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức kỹ năng cho cán bộ Mặt trận, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo…

Theo các chuyên gia, qua triển khai thực hiện Chương trình phối hợp giữa hai đơn vị với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được những kết quả tích cực qua đó phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống sống “Tốt đời đẹp đạo” và nguồn lực của các tôn giáo trong bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để tiếp tục đẩy mạnh Chương trình phối hợp giai đoạn tới, các đơn vị đề nghị cần đánh giá, phát huy những kết quả, ưu điểm đạt được, khắc phục được những hạn chế tồn tại để đưa ra được những cách làm thiết thực, đồng bộ trong công tác tuyên truyền vận động để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của đoàn viên, hội viên là tôn giáo và nhân dân hưởng ứng các nội dung về môi trường và biến đổi khí hậu ở cộng đồng dân cư, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.

Cùng với đó, quan tâm xây dựng các mô hình tự quản về môi trường ở khu dân cư gắn với thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng phát triển các mô hình thành phố bền vững về môi trường, mô hình làng sinh thái, mô hình phân loại rác thải tại nguồn.

Sau cuộc họp các ban, đơn vị liên quan của hai cơ quan hoàn thiện dự thảo Chương trình đẩy mạnh phối hợp với các tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2022-2026.

Dự kiến, Lễ ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn tới giữa Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường với 43 tổ chức tôn giáo sẽ diễn ra vào tháng 11/2022.

 
Khánh Thi
184 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 773
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 773
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87082621