Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng 

Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, là nhiệm vụ vừa cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, nâng cao tính chiến đấu trong công tác giảng dạy lý luận chính trị đóng vai trò quan trọng. Bởi vì, công tác giáo dục lý luận chính trị giúp người học nắm được những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước từ đó giúp họ có định hướng đúng đắn trong hoạt động thực tiễn.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao tính chiến đấu cho cán bộ, đảng viên. Theo Người, “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính đảng, tính cách mạng mới làm được việc”, nếu “kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên”[1].

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị”[2]. Đồng thời: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hính mới, là nhiệm vụ khách quan, do đó yêu cầu phải đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; nâng cao sức đề kháng, chủ động đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.

Tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận chính trị là một thuộc tính căn bản, đồng thời là tiêu chí đánh giá chất lượng của hoạt động này. Nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận chính trị là phương thức quan trọng góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác một cách có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Vì vậy, Đảng ta xác định nhiệm vụ, giải pháp công tác giáo dục lý luận chính trị giai đoạn hiện nay: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”[3].

Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khóa XII về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, trong những năm qua, công tác giáo dục lý luận chính trị đã được quan tâm triển khai với nhiều giải pháp, cách thức nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, trong đó chú trọng việc nâng cao tính chiến đấu trong công tác giảng dạy lý luận chính trị. Để thực hiện tốt yêu cầu này, giáo án trước khi giảng phải được kiểm duyệt một cách chặt chẽ, đảm bảo đúng quan điểm, định hướng của Đảng. Các bài giảng phải sử dụng kiến thức lý luận, thực tiễn để dẫn chứng, phân tích, chứng minh làm rõ quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm sáng tỏ đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước từ đó giúp học viên nắm chắc, hiểu rõ, xác lập niềm tin và đi đến hành động theo đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng, Nhà nước với mục đích cuối cùng là lan tỏa, truyền tải đến từng học viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.  Ngoài ra, công tác giáo dục lý luận chính trị đã tập trung đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tuyên truyền, gắn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII)... nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chính trị của giảng viên, từng bước đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống.

Trong thời gian tới để nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước hết, đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy lý luận chính trị phải làm rõ và khẳng định tính khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Làm cho Chủ nghĩa Mác - Lênin thấm sâu vào đời sống xã hội, đập tan luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam. Đổng thời, không ngừng nâng cao nhận thức về tính chiến đấu trong giảng dạy lý luận chính trị cho đội ngũ giảng viên và học viên.

Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng, phương pháp xây dựng và thực tính chiến đấu trong giảng dạy cho đội ngũ giảng viên và học viên. Kịp thời cung cấp thông tin, tư liệu, định hướng đấu tranh cho đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị; thường xuyên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách, cơ chế phù hợp đối với giảng viên giảng dạy lý luận chính trị. Đồng thời, phát huy tính tích cực, tự giác của giảng viên trong giảng dạy lý luận chính trị.

Tóm lại, nâng cao tính chiến đấu trong giảng dạy lý chính trị là yêu cầu, đòi hỏi khách quan trong giai đoạn hiện nay góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Hải Đăng

Tài liệu tham khảo

1] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - ST, H.2011, tr.307

[2]  Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, tập I, tr.183.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, tập I, tr.181.

170 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 637
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 637
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87010263