Nâng cao hiệu quả phòng chống bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở 

(ĐCSVN) - Các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm, việc phát triển năng lực dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài các bệnh không lây nhiễm ngay tại tuyến y tế cơ sở là một trong những giải pháp trọng tâm.

Gánh nặng bệnh tật từ các bệnh không lây nhiễm

Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính và bên cạnh đó là các rối loạn tâm thần. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Cứ 10 người chết thì có bảy người chết do các bệnh không lây nhiễm, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73% tổng số các ca tử vong, trong đó 43% số ca tử vong trước 70 tuổi, gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật.

Việt Nam đang đối diện với gánh nặng bệnh tật từ các bệnh không lây nhiễm. Ảnh: D Ngân.


Lý giải về sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm, TS, BS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng cho rằng, nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người bệnh như: hút thuốc; uống rượu bia; ăn ít rau, trái cây; ăn nhiều muối; thiếu hoạt động thể lực…Tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu… đều có xu hướng gia tăng nhanh.

Theo Cục quản lý Khám chữa bệnh, bên cạnh các yếu tố nguy cơ hành vi như hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực, căng thẳng thường xuyên thì một trong những nguyên nhân dẫn đến số người mắc các bệnh không lây nhiễm gia tăng thời gian qua là do dịch vụ khám, chữa bệnh tại tuyến xã chưa đầy đủ, toàn diện. Tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là ở hầu hết các trạm y tế xã, phường chưa cung cấp được các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài người mắc bệnh tại cộng đồng.

Theo thống kê, có gần 60% người mắc tăng huyết áp và gần 70% người đái tháo đường chưa được phát hiện bệnh, mới có 31% số phụ nữ 30-49 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung – là loại ung thư nhiều thứ hai ở phụ nữ, chỉ có 14% bệnh nhân tăng huyết áp, 29% bệnh nhân đái tháo đường và gần 30% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định. Trên 70% số ca ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn làm cho kết quả điều trị không mang lại hiệu quả cao. 

Phát huy vai trò của hệ thống y tế cơ sở trong phòng chống bệnh không lây nhiễm

Khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời từng bước nâng cao hơn nữa vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 – 2025. Hội nghị Trung ương 6, khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu hơn 90% dân số được quản lý sức khỏe; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Ðến năm 2030, phấn đấu hơn 95% dân số được quản lý sức khỏe; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

Khám bệnh cho người dân tại Trạm y tế phường Linh Đông, Thủ Đức.
Ảnh minh họa. Nguồn: suckhoedoisong.vn

Ngày 20/4/2018, Bộ Y tế cũng đã ban hành Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020. Mục tiêu kế hoạch đến năm 2019, 100% trạm y tế được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình. Đến năm 2020, ít nhất 70% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình; ít nhất 40% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình. Đến năm 2020, ít nhất 40% người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp và đánh giá nguy cơ đái tháo đường.

Thực hiện các mục tiêu trên, một số giải pháp quan trọng đã được ngành y tế vạch ra nhằm tăng cường hiệu quả công tác dự phòng, phát hiện và quản lý bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh củng cố, tăng cường hệ thống giám sát, phòng chống bệnh không lây nhiễm các tuyến. Triển khai hoạt động dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác tại cộng đồng, đặc biệt là trạm y tế xã để tăng tỷ lệ phát hiện sớm và giảm khoảng trống điều trị bệnh. Đảo đảm cơ chế tài chính và chi trả BHYT cho các dịch vụ phòng chống bệnh không lây nhiễm các tuyến y tế cơ sở.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế các tuyến về dự phòng và quản lý bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở thông qua cung cấp các tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực, tổ chức đào tạo tập huấn, đồng thời ban hành các hướng dẫn, quy định về nhiệm vụ dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm cho từng tuyến làm cơ sở cho giao chỉ tiêu chuyên môn và kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động. Củng cố hệ thống giám sát, triển khai phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm để cung cấp đầy đủ, cập nhật các thông tin số liệu theo dõi tình hình bệnh tật, các yếu nguy cơ và đánh giá kết quả các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao sức khỏe chú trọng vào tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết cách phát hiện sớm bệnh thông qua các biện pháp kiểm tra sức khỏe đơn giản như đo huyết áp, xét nghiệm nhanh đường máu, sàng lọc ung thư…, biết tuân thủ điều trị tại nhà khi mắc bệnh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng như: câu lạc bộ người bệnh không lây nhiễm, trường học nâng cao sức khỏe, nơi làm việc nâng cao sức khỏe, thành phố sức khỏe…/.

AD (th)Gánh nặng bệnh tật từ các bệnh không lây nhiễm

Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mạn tính và bên cạnh đó là các rối loạn tâm thần. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam. Cứ 10 người chết thì có bảy người chết do các bệnh không lây nhiễm, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 73% tổng số các ca tử vong, trong đó 43% số ca tử vong trước 70 tuổi, gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật.

Việt Nam đang đối diện với gánh nặng bệnh tật từ các bệnh không lây nhiễm. Ảnh: D Ngân.


Lý giải về sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm, TS, BS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng cho rằng, nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người bệnh như: hút thuốc; uống rượu bia; ăn ít rau, trái cây; ăn nhiều muối; thiếu hoạt động thể lực…Tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu… đều có xu hướng gia tăng nhanh.

Theo Cục quản lý Khám chữa bệnh, bên cạnh các yếu tố nguy cơ hành vi như hút thuốc, sử dụng rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động thể lực, căng thẳng thường xuyên thì một trong những nguyên nhân dẫn đến số người mắc các bệnh không lây nhiễm gia tăng thời gian qua là do dịch vụ khám, chữa bệnh tại tuyến xã chưa đầy đủ, toàn diện. Tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là ở hầu hết các trạm y tế xã, phường chưa cung cấp được các dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị lâu dài người mắc bệnh tại cộng đồng.

Theo thống kê, có gần 60% người mắc tăng huyết áp và gần 70% người đái tháo đường chưa được phát hiện bệnh, mới có 31% số phụ nữ 30-49 tuổi được sàng lọc ung thư cổ tử cung – là loại ung thư nhiều thứ hai ở phụ nữ, chỉ có 14% bệnh nhân tăng huyết áp, 29% bệnh nhân đái tháo đường và gần 30% người có nguy cơ tim mạch được quản lý, dự phòng và dùng thuốc theo quy định. Trên 70% số ca ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn làm cho kết quả điều trị không mang lại hiệu quả cao. 

Phát huy vai trò của hệ thống y tế cơ sở trong phòng chống bệnh không lây nhiễm

Khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, đồng thời từng bước nâng cao hơn nữa vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 – 2025. Hội nghị Trung ương 6, khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu hơn 90% dân số được quản lý sức khỏe; 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Ðến năm 2030, phấn đấu hơn 95% dân số được quản lý sức khỏe; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

Khám bệnh cho người dân tại Trạm y tế phường Linh Đông, Thủ Đức.
Ảnh minh họa. Nguồn: suckhoedoisong.vn

Ngày 20/4/2018, Bộ Y tế cũng đã ban hành Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020. Mục tiêu kế hoạch đến năm 2019, 100% trạm y tế được đào tạo về dự phòng, phát hiện sớm, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình. Đến năm 2020, ít nhất 70% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý tăng huyết áp theo nguyên lý y học gia đình; ít nhất 40% trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý đái tháo đường theo nguyên lý y học gia đình. Đến năm 2020, ít nhất 40% người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp và đánh giá nguy cơ đái tháo đường.

Thực hiện các mục tiêu trên, một số giải pháp quan trọng đã được ngành y tế vạch ra nhằm tăng cường hiệu quả công tác dự phòng, phát hiện và quản lý bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh củng cố, tăng cường hệ thống giám sát, phòng chống bệnh không lây nhiễm các tuyến. Triển khai hoạt động dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác tại cộng đồng, đặc biệt là trạm y tế xã để tăng tỷ lệ phát hiện sớm và giảm khoảng trống điều trị bệnh. Đảo đảm cơ chế tài chính và chi trả BHYT cho các dịch vụ phòng chống bệnh không lây nhiễm các tuyến y tế cơ sở.

Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế các tuyến về dự phòng và quản lý bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở thông qua cung cấp các tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong các lĩnh vực, tổ chức đào tạo tập huấn, đồng thời ban hành các hướng dẫn, quy định về nhiệm vụ dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm cho từng tuyến làm cơ sở cho giao chỉ tiêu chuyên môn và kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động. Củng cố hệ thống giám sát, triển khai phần mềm quản lý bệnh không lây nhiễm để cung cấp đầy đủ, cập nhật các thông tin số liệu theo dõi tình hình bệnh tật, các yếu nguy cơ và đánh giá kết quả các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao sức khỏe chú trọng vào tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân biết cách phát hiện sớm bệnh thông qua các biện pháp kiểm tra sức khỏe đơn giản như đo huyết áp, xét nghiệm nhanh đường máu, sàng lọc ung thư…, biết tuân thủ điều trị tại nhà khi mắc bệnh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao sức khỏe tại cộng đồng như: câu lạc bộ người bệnh không lây nhiễm, trường học nâng cao sức khỏe, nơi làm việc nâng cao sức khỏe, thành phố sức khỏe…/.

AD (th)

485 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 374
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 374
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78094120