Nâng cao chất lượng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trong giai đoạn xã hội số, kinh tế số 

Việc nắm bắt và định hướng dư luận xã hội là một nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, nhất là trong bối cảnh hiện nay, vì vậy, cần phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đại diện cho sự đổi mới về cách sống, phương thức làm việc và mối quan hệ của con người, trong đó, xu hướng xã hội số, kinh tế số, cá nhân hóa thông tin ngày càng trở nên phổ biến. Việc tiếp cận và đăng tải thông tin đa chiều càng trở nên thuận lợi và dễ dàng làm cho vấn đề nắm bắt dư luận xã hội đang phải đối mặt là tình trạng ô nhiễm thông tin. Mặt khác, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ tự động đã tạo ra thông tin chứa đựng cả yếu tố thật, giả lẫn lộn, đánh lừa khiến cho người dân không thể phân biệt được thông tin đúng, sai…Điều này tác động không nhỏ đến tình hình tư tưởng và các ý kiến đánh giá của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về các vấn đề xã hội, đặc biệt là về sự cấp bách để giải quyết chúng. Trước tình hình đó, phương thức năm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội truyền thống đang dần dần mất đi tính hiệu quả, thiếu kịp thời; việc dự báo và đề xuất các giải pháp định hướng dư luận xã hội, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch không còn tính chính xác cao.

Để xử lý vấn đề này, Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII đã đặt ra yêu cầu “Nâng cao chất lượng công tác dư luận xã hội và đánh giá sự hài lòng của người dân; chủ động dự báo tình hình, xử lý kịp thời thông tin, định hướng dư luận xã hội”.

Thực tiễn đó đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải đổi mới phương thức, nội dung nắm bắt, xử lý và định hướng dư luận trong tình hình mới như: Phải bám sát các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, theo sát các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đường lối đối ngoại của đất nước; phải bám sát thực tiễn cuộc sống, xuất phát từ thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, bài học từ thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phương thức nắm bắt phải đảm bảo tính khoa học, khách quan. Việc nghiên cứu, nắm bắt dư luận xã hội ở các địa phương cần thực hiện tốt các nhiệm vụ:

Nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của các tầng lớp Nhân dân trước các sự kiện, vấn đề xã hội quan trọng trong nước, trong ngành, tại địa phương và trên thế giới.

Đề xuất các biện pháp định hướng, hình thành dư luận xã hội tích cực, tạo sự thống nhất về nhận thức, ý chí và hành động trong xã hội, thúc đẩy quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và của ngành, địa phương.

Gắn kết chặt chẽ và phát huy đồng bộ, hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội với việc nhận diện, đấu tranh, phản bác, chống lại các thông tin và quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Phan Hường

 

612 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thông tin hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 2281
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 2281
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76239689