Để thực hiện nội dung nêu trên, Nghị quyết số 35-NQ/TW đã nêu bảy nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, phần lớn các giải pháp đều liên quan đến công tác xây dựng Đảng về tư tưởng. Công tác tư tưởng luôn giữ vai trò quan trọng, nhằm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, người lao động… góp phần xây dựng các chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. Chính vì lẽ đó, các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc… càng phải xác định rõ sứ mệnh đi trước một bước của công tác tư tưởng và giải pháp nắm, định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, người lao động.
Cổng tác tư tưởng của Đảng là hoạt động đặc biệt quan trọng trong việc xác lập, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng; đường lối, chủ trương của Đảng, chinh sách và pháp luật của Nhà nước, nhằm tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận xã hội; cổ vũ, động viên tinh thản sáng tạo cách mạng của nhân dân; đẩu tranh chống các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người mới xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh tươi đẹp của đất nước, con người Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí” chỉ rõ: Công tác tư tưởng là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ; có vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng; làm cho hệ tư tưởng của Đảng, những giá trị tốt đẹp truyền thống, những tinh hoa văn hóa nhân loại chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.
Công tác tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện qua các phương diện chủ yếu sau: (1) Xác lập, truyền bá và phát triển hệ tư tưởng của Đảng; góp phần xây dựng, hoàn thiện và quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nâng cao kiến thức, trinh độ trí tuệ, bồi dương ý chí, tình cảm, lối sống tốt đẹp cho con người Việt Nam. (2) Công tác tư tưởng là một phương thức thực hiện sự đồng thuận và dân chủ xã hội chủ nghĩa; là vũ khí sắc bén tấn công ỉại sự phá hoại của các thế lực thù địch trên trận địa tư tưởng, lý luận và văn hóa. (3) Công tác tư tưởng góp phần trực tiếp vào việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiên đấu của Đảng, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và là phương thức quan trọng để thiết lập và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân.
Thực tiễn cách mạng của Đảng chỉ rõ, ở bất kỳ giai đoạn cách mạng nào, công tác tư tưởng luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong các mặt công tác của Đảng. Công tác tư tưởng - xét về bản chất - là hoạt động lãnh đạo của Đảng. Bởi, không thể có quyết định lãnh đạo đúng nếu không có cơ sở lý luận đúng; không thể có hoạt động lãnh đạo hiệu quả, nếu Đảng không thực hiện tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng. Hơn nữa, lãnh đạo chính là giác ngộ, tổ chức, chỉ đường, dẫn lối cho quần chúng tin tưởng và làm theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Trải qua hơn 90 năm, công tác tư tưởng của Đảng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, học tập chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được đẩy mạnh, nội dung, hình thức đa dạng, phong phú hơn. Tư duy lý luận của Đảng có bước phát triển. Hệ thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát triển. Công tác tổng kết thực tiên, nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh, góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch dinh đường lối, chủ trưong của Đảng. Các cơ quan lý luận của Đảng, Nhà nước được tổ chức, sắp xếp lại, hoạt động hiệu quả hơn; cơ chế hoạt động, quản lý công tác nghiên cứu lý luận từng bước đổi mới. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh hơn. Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng có nhiều đổi mới. Bộ Chính trị kịp thời ban hành kế hoạch thực hiện, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, đồng thời, tổ chức hội nghị trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống; chất lượng học tập, quán triệt được nâng lên, tiết kiệm thời gian, kinh phí. Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; tăng cường quản lý, kỷ luật trong giảng dạy, học tập; chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên; từng bước khắc phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị, dạy và học hình thức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản có chuyển biến tích cực. Việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã góp phần tích cực nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên, nhất là trong đấu hanh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tường chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên không gian mạng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả rõ rệt.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Đảng cũng chỉ ra công tác tư tưởng còn có những hạn chế, khuyết điểm nhất định. Đó là: Công tác tư tưởng có nơi, có lúc thiếu kịp thời, chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao; việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên; một bộ phận đảng viên chưa nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng. Việc học tập lý luận chính trị tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác thông tin, tuyên truyền một số đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời, hình thức chưa phong phú. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi tính chiến đấu chưa cao, còn bị động, lúng túng. Việc dự báo, nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và định hướng dư luận xã hội có lúc chưa kịp thời. Kết quả thực hiện một số chủ trương của Đảng về quản lý báo chí, truyền thông, xuất bản, quản lý Internet, mạng xã hội chưa đáp ứng yêu câu. Vai trò của văn học, nghệ thuật trong công tác tư tưởng chưa được phát huy đầy đủ. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu; một số vấn đề mái, khó, phúc tạp thực tiễn đặt ra chưa được làm sáng tỏ.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã xác định phương hướng công tác tư tưởng: “Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; coi trọng hơn nữa công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểụ hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” với các giải pháp như sau:
Một là, công tác tư tưởng phải kết hợp giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, cải tạo những tư tưởng lạc hậu, đẩy lùi những sai trái. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng, bảo đảm tính Đảng, tính khoa học, tính chiến đấu, tính thực tiễn, kịp thời và hiệu quả; nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong Đảng và nhân dân. Đổi mới và triển khai đồng bộ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhũng biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, nói không đi đôi với làm trong cán bộ, đảng viên.
Ba là, dự báo sát, chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng, kịp thời xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội bảo đảm sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận trong xã hội. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đứng định hướng để phòng, chống “diễn biến hòa bình”, thông tin xấu, độc trên Internet, mạng xã hội. Tăng cường quản lý và định hướng hoạt động của các cơ quan báo chí; phát huy hơn nữa vai trò của văn học, nghệ thuật trên mặt trận tư tưởng; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ phục vụ công tác tuyên truyền, bảo đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng.
Bốn là, nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổng kết thực tiễn 40 năm đổi mới để bổ sung, phát triển lý luận của Đảng. Tiếp tục bổ sung, phát triển hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Củng cố các cơ quan nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước. Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận; đầu tư xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; có cơ chế, chính sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ các chuyên gia đầu ngành.
Năm là, đổi mới căn bản nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo và hiện đại; đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.
Để Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống, công tác tư tưởng không chỉ làm nhiệm vụ triển khai nghiên cứu, học tập, quán triệt, cổ vũ, động viên nhân dân mà chính mình phải gương mẫu đi đầu, phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động để hiện thực hóa những nội dung Nghị quyết đã đề ra. Minh Đức