Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp 

Tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND là hình thức chủ yếu để thực hiện việc giữ mối liên hệ chặt chẽ giữa đại biểu với cử tri ở đơn vị bầu ra mình. Đại biểu phải chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri. Qua hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu cũng nắm được thực tế việc áp dụng các chính sách pháp luật tại địa phương, cơ sở từ đó có thể đánh giá sự phù hợp, những khó khăn, bất cập của từng chính sách để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh bổ sung cho hợp lý hơn, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những đề xuất của cử đi, đồng thời sẽ giải đáp được phần lớn các ý kiến, kiến nghị ngay tại hội nghị tiếp xúc; tham gia nhiều giải pháp giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở; mặt khác, thông qua tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND thu thập được nhiều ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri để kịp thời chuyển đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời cử tri. Nhờ vậy, niềm tin của Nhân đối với Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố và tăng cường, góp phần quan trọng vào xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND vẫn còn một số hạn chế: Hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực chưa nhiều, hình thức chưa phong phú. Số lượng cử tri tham dự nhiều cuộc còn ít. Các vấn đề kiến nghị chủ yếu liên quan đến quyền lợi trực tiếp của cá nhân cử tri, những vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội hoặc những đề xuất, góp ý xây dựng chủ trương, chính sách của tỉnh, xây dựng chính quyền địa phương ít được đề cập, phản ánh. Nội dung tiếp xúc từng lúc chưa phù hợp, chưa thật sự đáp ứng và giải quyết thỏa đáng những mong đợi, lợi ích chính đáng của người dân; thời gian dành cho việc đối thoại, trao đổi giữa đại biểu với cử tri trong các cuộc tiếp xúc cử tri còn ít. Kỹ năng tiếp xúc của một số đại biểu còn hạn chế, chưa tạo được không khí gần gũi, cởi mở để cử tri bộc bạch hết tâm tư, nguyện vọng; một số đại biểu chưa am hiểu sâu tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, các quy định pháp luật nên việc trả lời, giải thích kiến nghị của cử tri chưa rõ ràng, thiếu cụ thể. Việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri có lúc, có nơi còn chậm, có vấn đề cử tri đã nêu nhiều lần nhưng không được cơ quan có thẩm quyền giải quyết, dẫn tới tâm lý bàng quan, xem nhẹ vai trò của hội nghị tiếp xúc cử tri.

Vì vây, để hoạt động tiếp túc cử tri diễn ra đúng quy định, đúng pháp luật, để cử tri có thể đề xuất những tâm tư nguyện vọng của mình đối với đại biểu HĐND các cấp, để từ đó đại biểu HĐND có thể kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền một cách tốt nhất, hiệu quả nhất, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Một là, cần có văn bản hướng dẫn chi tiết về hoạt động tiếp xúc cử tri của HĐND các cấp. Văn bản cần quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, thành phần tham dự bao gồm đại diện lãnh đạo chính quyền, đoàn thể địa phương để tham gia giải thích, tiếp thu những kiến nghị của cử tri tại buổi tiếp xúc; quy định trách nhiệm tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri, trách nhiệm theo dõi và phản hồi kết quả giải quyết kiến nghị; quy định về tiếp xúc cử tri chuyên đề. 

Hai là, nâng cao vai trò, trách nhiệm, kỹ năng tiếp xúc cử tri. Đại biểu HĐND nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, nghiên cứu và rèn luyện để thực hiện tốt nhiệm vụ của người đại biểu dân cử, trong đó có nhiệm vụ tiếp xúc cử tri; nắm chắc các quy định của pháp luật và các chính sách của địa phương để kịp thời giải đáp cho cử tri. Thường trực HĐND các cấp cần quan tâm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động tiếp xúc cử tri cho đại biểu HĐND.

Ba là, đại biểu HĐND cần nghiên cứu, chuẩn bị lựa chọn nội dung, những vấn đề liên quan trực tiếp đến cử tri để thông báo nhằm đảm bảo ngắn gọn, phù hợp với địa bàn tiếp xúc; dành thời gian hợp lý cho cử tri tham gia ý kiến, kiến nghị. Thực hiện hình thức “trước kỳ họp đại biểu tiếp xúc cử tri điểm nào, sau kỳ họp tiếp xúc tại điểm đó” để thuận tiện cho việc trả lời cử tri. Việc giải đáp, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc cấp nào, đại biểu HĐND cấp đó có trách nhiệm giải đáp, tiếp thu, tổng hợp để gửi đến Tổ trưởng Tổ đại biểu.

Bốn là , thực hiện tốt công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, đây là vấn đề quan trọng cần quan tâm, để nâng cao chất lượng tổng hợp, ngay từ khâu tổng hợp của từng đại biểu đến tổng hợp của Tổ trưởng Tổ đại biểu phải bảo đảm chính xác, trọng tâm những vấn đề cử tri quan tâm kiến nghị và phải đúng thẩm quyền của từng cấp. Văn phòng có trách nhiệm phân loại, tham mưu với Thường trực HĐND ban hành văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân, các cơ quan chức năng xem xét chỉ đạo giải quyết theo quy định.

Năm là, tăng cường trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị cử đại diện tham gia các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp, kịp thời giải thích, ghi nhận những phản ánh, kiến nghị chính đáng của cử tri; đồng thời, quan tâm giải quyết kiến nghị khi được chuyển đến, xác định việc giải quyết là trách nhiệm, yêu cầu bắt buộc, trong đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm khi không giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng đối với kiến nghị của cử tri. Trước mỗi kỳ họp HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh phải tổng hợp báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị cử tri để HĐND giám sát theo quy định.

Sáu là, tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ trưởng Tổ đại biểu và đại biểu HĐND chủ động, tích cực theo dõi, đôc đốc và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Tập trung theo dõi, giám sát đến cùng để các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri được giải quyết thỏa đáng.

Bảy là, tăng cường công tác truyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, nghĩa vụ và quyền lợi của Nhân dân trong việc tham gia hội nghị tiếp xúc cử tri. Quan tâm đến việc đổi mới, đa dạng hóa các phương thức tuyên truyền để Nhân dân hiểu đầy đủ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HĐND, về tầm quan trọng của hội nghi tiếp xúc cử tri, về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Có biện pháp thích hợp để thu hút được nhiều cử tri thuộc các tầng lớp Nhân dân tham dự các cuộc tiếp xúc của đại biểu HĐND; Hội nghị tiếp xúc cử tri ngoài công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, cần chú trọng kết hợp các hình thức truyên truyền trực quan và vận động trực tiếp từng cử tri. Trần Văn Toàn

 

500 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 892
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 892
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87215397