Cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam đưa trẻ em ra khỏi các điểm bị ngập
trong đêm tối (Nguồn: phongchongthientai.vn)
Cụ thể, về người: 08 người chết (Quảng Trị: 02 người, là hai mẹ con bà Lữ Thị Tú Anh, sinh năm 1959 và Nguyễn Lữ Vân Anh, sinh năm 1983 ở khu phố số 02 phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà bị lũ cuốn trôi vào cống; Thừa Thiên - Huế: 01 người; anh Nguyễn Thế Công, sinh năm 1998, ở Tổ 11, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà khi đi qua tràn bị nước cuốn trôi; Quảng Nam: 01 người, bà Nguyễn Thị Hoa, sinh năm 1952, ở Thôn Quý Thạnh 2, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình khi đi trên đường bị nước lũ cuốn trôi; Quảng Ngãi: 01 người, ông Huỳnh Văn Khánh, sinh năm 1964, ở Phú Thuận, huyện Phổ Đức bị điện giật khi gia cố lại chuồng vịt; Bình Định: 03 người: Anh Trần Văn Điền, sinh năm 1987, ở xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ; anh Võ Đông Hoàng, sinh năm 1975, xã Mỹ Tài, huyện Phù Mỹ và chị Lê Thị Phương Oanh, sinh năm 1991, xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ, trên đường đi lại bị lũ cuốn trôi);
Người mất tích: 02 người (Ông Nguyễn Xuân Tâm, 51 tuổi, ở xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi do đi thuyền thúng trên sông Trà Bồng, từ thôn Thuận Hòa, xã Bình Đông qua Đồng Min, xã Bình Dương bị mất tích; ông Ngô Bình, 54 tuổi, ở khối phố 7, Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam bị trượt chân ngã xuống mương, bị nước cuốn trôi)
Về nhà ở: 08 nhà bị sập: 08 nhà (Quảng Nam: 01 nhà, Quảng Ngãi: 01 nhà, Bình Định: 06 nhà); Nhà bị ngập nước: 33.527 nhà (Nghệ An: 730 nhà, Quảng Nam 17.600 nhà, Đà Nẵng 2.551 nhà, Quảng Ngãi 1.141 nhà, Bình Định 10.090 nhà, Quảng Trị: 680 nhà). Số hộ phải di dời khẩn cấp: 5.994 hộ (Quảng Nam: 5.991 hộ, Quảng Ngãi: 3 hộ). Về giáo dục: 09 điểm trường bị ảnh hưởng (Quảng Trị: 01, Quảng Ngãi: 08).
Về nông nghiệp: lúa bị hư hại, ngập: 9.261 ha, trong đó Quảng Ngãi: 305 ha, Bình Định: 8.560 ha, Quảng Trị: 351ha; hoa rau màu bị thiệt hại, ngập: 2.834 ha, trong đó Nghệ An: 519ha, Quảng Trị: 238 ha, Thừa Thiên - Huế: 36 ha, Đà Nẵng: 126 ha, Quảng Nam: 1.035 ha, Quảng Ngãi: 305 ha, Bình Định: 575 ha; gia súc, gia cầm chết và cuốn trôi: 78.087 con, trong đó Quảng Trị: 7.047 con, Quảng Nam: 14.000 con, Quảng Ngãi: 9.902 con, Bình Định: 47.138 con. 10. Về Thủy sản: Diện tích nuôi thủy sản bị ngập, thiệt hại: 768 ha, trong đó Quảng Trị: 269 ha, Nghệ An: 322ha, Quảng Nam: 178ha.
Về thủy lợi: 34.222 m đê bao, bờ bao bị sạt lở, trong đó Quảng Trị: 1.337 m, Quảng Ngãi: 135 m, Bình Định: 32.200 m, Quảng Trị: 50 m; 53.351 m kênh mương bị sạt lở, hư hỏng, trong đó Quảng Trị: 20.020 m, Quảng Ngãi: 6.300 m, Bình Định: 28.400 m; 24 đập thủy lợi bị ảnh hưởng, trong đó Quảng Trị: 14, Quảng Ngãi: 08, Bình Định: 02. Sạt lở bờ biển, bờ sông: 11.795m, trong đó Quảng Trị: 1.030 m, Thừa Thiên - Huế: 8.100 m, Bình Định: 1.850 m, Quảng Ngãi: 815 m.
Về tình hình lũ trên các sông ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Bình Định:
Mực nước lúc 07 giờ ngày 12/12 trên các sông Trung Bộ như sau: sông Bồ tại Phú Ốc 2,13m (trên báo động 1 là 0,63m); sông Hương tại Kim Long 0,81m (dưới báo động 1 là 0,19m); sông Vệ tại Sông Vệ 2,95m (trên báo động 1 là 0,45m); sông An Lão tại An Hòa 20,95m (dưới báo động 1 là 1,05m); sông Kôn tại Thạch Hòa 6,70m (dưới báo động 2 là 0,33m).
Dự báo, mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định tiếp tục xuống; hạ lưu các sông ở Thừa Thiên - Huế tiếp tục có dao động. Ngày 12/12, mực nước các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định xuống dưới mức báo động 1, riêng hạ lưu sông Kôn tại Thạch Hòa xuống mức 6,90m, dưới báo động 2 là 0,1m; hạ lưu các sông ở Thừa Thiên - Huế dao động ở mức báo động 1 và trên báo động 1. Trong những ngày tới, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Phú Yên có khả năng lên lại. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp và đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên.
Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1-2.
Để ứng phó với thiên tai, theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền và người dân nhất là vùng ven sông, suối, vùng trũng thấp để chủ động các biện pháp phòng tránh. Tập trung huy động các nguồn lực khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, lũ, ngập úng, trong đó tập trung tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ người dân sửa chữa, dọn dẹp nhà cửa, trường học. Khẩn trương phục hồi các tuyến đường giao thông huyết mạch.
Sơ tán người dân, tài sản đến nơi an toàn ở những khu vực có nguy cơ cao bị ngập sâu, chia cắt, lũ quét, sạt lở đất; bố trí lực lượng canh gác tại những vị trí ngầm, tràn giao thông bị ngập sâu, nước chảy xiết. Kiểm soát chặt chẽ các bến đò ngang, đò dọc, khu vực đường bị ngập… để hướng dẫn người, phương tiện qua lại.
Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống thiên tai, công trình đê điều, hồ đập; kiểm soát chặt chẽ việc xả lũ của các hồ chứa nhằm đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du. Vận hành công trình tiêu chống úng, chống ngập lụt khu vực đô thị đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Rà soát việc chuẩn bị theo “phương châm 4 tại chỗ”, chú trọng việc dự trữ lương thực, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm,… để sẵn sàng ứng phó với các tình huống. Căn cứ vào tình hình thực tế, các địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Đài Phát thanh - Truyền hình các cấp thường xuyên đưa tin về diễn biến và công tác chỉ đạo ứng phó với mưa lũ.
Tình hình mưa, lũ, ngập lụt còn diễn biến phức tạp, đề nghị Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh tăng cường cán bộ, phương tiện để nâng cao hiệu quả công tác trực ban, tham mưu ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất; tổ chức trực ban nghiêm túc 24h/24h, thường xuyên cập nhật thông tin, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Đặng Hiếu