Một số quan điểm và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta trong thời gian tới  

Trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ, quy mô và tác động của những thành tố công nghệ mới đã và đang làm thay đổi cách con người sống, làm việc và tương tác với nhau. Vì vậy, phát triển đội ngũ trí thức phù hợp với bối cảnh mới của thời đại và yêu cầu mới của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm rõ những nhiệm vụ cần thực hiện, những đột phá trong xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức cũng như trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện nhằm phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ trí thức trong năng lực khoa học công nghệ quốc gia là một yêu cầu cấp thiết.

Trong thời gian vừa qua nhiều cuộc hội thảo chuyên đề đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta trong thời gian tới.

Theo đó, về quan điểm, cần nhấn mạnh 03 quan điểm chỉ đạo: (1) Coi trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng nước ta thành quốc gia phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2045. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững; (2) Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Đảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; (3) Đảm bảo dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước. Cùng với 03 quan điểm trên, một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng, phát triển đội ngũ trí thức là: (1) Nhanh chóng ban hành chiến lược tổng thể về phát triển đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chiến lược cần đặc biệt cần làm rõ đội ngũ trí thức là những ai, làm việc trong các lĩnh vực cụ thể nào để có thể lượng hóa chính xác sự phát triển của đội ngũ trí thức cả về số lượng và chất lượng và các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về phát triển đội ngũ trí thức về chất và lượng; (2) Hoàn thiện môi trường thể chế, xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật cũng như tăng tính hiệu lực của pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo; (3) Rà soát, hoàn thiện các chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức. Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo điều kiện để trí thức phát triển bằng chính phẩm chất, tài năng và những kết quả cống hiến của mình cho đất nước. Phân cấp và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo và các chức danh khoa học trên cơ sở các tiêu chuẩn của Nhà nước; trong việc sử dụng kinh phí, sử dụng trí thức đầu ngành theo nhu cầu của đơn vị, nghiên cứu ban hành quy định tuổi lao động cho phù họp; (4) Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn đầu tư và ưu tiên cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển về hạ tầng, môi trường làm việc, nghiên cứu, sáng tạo của trí thức. Tăng cường huy động và đa dạng hóa các nguồn lực xã hội, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thành lập các quỹ đầu tư đổi mới sáng tạo, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo phù hợp nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh quốc gia; (5) Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng trí thức ở trong và ngoài nước, khuyến khích trí thức thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn. Đầu tư xây dựng một số khu đô thị khoa học, khu công nghệ cao, tổ hợp khoa học - sản xuất, trường đại học trọng điểm, các trung tâm văn hóa hiện đại để thúc đẩy hoạt động sáng tạo của trí thức trong và ngoài nước; (6) Xây dựng chính sách thu hút, tập hợp trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới… Có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học, trí thức học tập, làm việc tại các tổ chức quốc tế, cơ sở nghiên cứu khoa học, trường đại học, doanh nghiệp ở nước ngoài. Trí Ánh

 

584 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1051
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1051
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87006424