MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 52-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ 

Tỉnh Quảng Trị có tổng dân số 643.505 người (tính đến 31/12/2020), trong đó: lao động trong độ tuổi có 322.585 người; lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm chiếm 53,74% dân số; tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo là 25,92%; lao động đang làm việc phân theo thành phần: kinh tế nhà nước 12,16%, kinh tế ngoài nhà nước 87,30%, khu vực nước ngoài 0,54%.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có gần 4.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động; số lao động làm việc trong các doanh nghiệp 44.000 người; với 68 doanh nghiệp/dự án hoạt động ổn định trong các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, (KCN, KKT) với 7.000 lao động.

Thực hiện Chỉ thị 52-CT/TW của Ban Bí thư về  “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất ”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Công văn số 222-CV/TU, ngày 01/9/2016 về chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội trong tỉnh quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc với các nhiệm vụ cụ thể và xem việc xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ là nhiệm vụ, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, của cả hệ thống chính trị; trong đó tổ chức Công đoàn, doanh nhân, doanh nghiệp và CNLĐ là lực lượng đi đầu trong xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần.

Qua 05 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 52-CT/TW, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã quan tâm quán triệt, kịp thời ban hành các kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho CNLĐ, tạo  sự chuyển biến tích cực, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ trên địa bàn tỉnh.

Vai trò của tổ chức công đoàn các cấp được phát huy hiệu quả trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động NLĐ học tập, người sử dụng lao động tạo điều kiện cho CNLĐ tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, học tập và tổ chức các phong trào thi đua, khuyến khích CNLĐ tăng cường tự học, nâng cao trình độ, tay nghề và xây dựng đời sống văn hóa công nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn tỉnh vẫn còn một bộ phận CNLĐ, nhất là CNLĐ ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần tương xứng với thành quả lao động sản xuất. Cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa, công trình phúc lợi, trường học, bệnh viện, nhà ở… phục vụ CNLĐ khu công nghiệp chưa được đầu tư thỏa đáng. Không ít doanh nghiệp chưa quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần, môi trường văn hóa nơi làm việc và nơi sinh sống của CNLĐ. Một số chủ doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến việc nâng cao trình độ, tay nghề, kiến thức chính trị, pháp luật và chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ. Hoạt động tuyên truyền ở một số công đoàn cơ sở chưa được quan tâm đầy đủ. Một số CNLĐ có lối sống thiếu lành mạnh, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội; chỉ quan tâm đến thu nhập tiền lương, chưa chú trọng đến vai trò trong tham gia nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị 52-CT/TW trong thời gian tới, tỉnh Quảng Trị đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đó là:

 Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ ở các Khu công nghiệp, trọng tâm là: Chỉ thị  52 - CT/TW của Ban Bí thư; Chương trình hành động số 105-Ctr/HĐTLĐ, ngày 26/11/2014 của Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2018 - 2023; Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X, Nghị quyết số 11 - NQ/TU, ngày 30/7/2008 của Tỉnh ủy Quảng Trị Khóa XIV về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân, đội ngũ công chức, viên chức và tổ chức Công đoàn Quảng Trị thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Quyết định số 399-QĐ/TU, ngày 18/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành thực hiện Đề án “Phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, phát triển lớn mạnh cả về số lượng và quy mô, đưa lại việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động; đầu tư nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa… góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ trong doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế. Đầu tư các nguồn lực cần thiết hoặc có chính sách kêu gọi xã hội hóa việc xây dựng, khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ CNLĐ trong các khu công nghiệp.

 Các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh trong các doanh nghiệp ở khu công nghiệp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục đoàn viên, CNLĐ tích cực tham gia xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá hình thức tổ chức hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp, tạo điều kiện cho CNLĐ được thụ hưởng đời sống tinh thần. Phối hợp tổ chức các hoạt động văn - thể - mỹ, xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, tác phong lao động công nghiệp, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trong CNLĐ. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho đoàn viên, CNLĐ về xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”… Thường xuyên trao đổi, đối thoại với CNLĐ về tình hình đời sống, văn hóa tinh thần trong CNLĐ, kịp thời nắm bắt, dự báo tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội trong CNLĐ ở các khu công nghiệp. Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào cho đội ngũ cán bộ công đoàn, làm hạt nhân trong các hoạt động văn hóa tinh thần ở các doanh nghiệp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phối hợp với người sử dụng lao động quan tâm tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; tạo điều kiện thuận lợi để CNLĐ tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, các hoạt động học tập văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp. Đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, doanh nhân, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ. Xác định chủ doanh nghiệp, doanh nhân, CNLĐ vừa là chủ thể, vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả của việc xây dựng và phát triển môi trường văn hóa lành mạnh.

Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thanh tra, sơ kết, tổng kết thực tiễn, biểu dương, khen thưởng nhân rộng các mô hình hoạt động văn hóa điển hình, gương CNVCLĐ, cán bộ công đoàn tiêu biểu.Thủy Phương

545 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 685
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 685
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77409795