Một số nét về tình hình kinh tế thế giới 

Nhận định chung là: Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục có những dấu hiệu phục hồi song tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro và biến động lớn. Theo Báo cáo triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng toàn cầu năm 2024 dự báo tiếp tục ở mức thấp.

Theo đó, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và đa số các nước G7 được dự báo tăng trưởng chậm hơn so với năm 2023. Những rủi ro, bất trắc đối với kinh tế và thương mại toàn câu tiếp tục gia tăng do các nhân tố địa chính trị, lãi suất và nợ công cao ở một số nền kinh tế lơn, năng suất lao động thấp và hệ lụy của Covid-19. Đáng chú ý, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất Quỹ Tiền tệ Quốc tế, bà Gita Gopinath, trong phát biểu tại Đại học Stanford ngày 07/5/2024 cho biết, nền kinh tế thế giới đã chia thành ba khối là các nước liên kết với Mỹ, Trung Quốc và các nước bị cô lập. Tỷ trọng hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 8% trong 6 năm qua do tranh chấp thương mại và tỷ trọng hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ đã giảm 4%. Trong khi đó, thương mại trực tiếp giữa Nga và các nước phương Tây đã giảm mạnh kể từ khi các lệnh trừng phạt được áp dụng. Bà Gita Gopinath đã chỉ ra những rủi ro của sự chia tách về tài chính và thương mại như: giảm dòng vốn xuyên biên giới, khó khăn trong việc tích tụ vốn, sư suy yếu trong việc chia sẻ rủi ro quốc tế cũng như bất ổn tài chính vĩ mô gia tăng. Ngoài ra, hệ thống thanh toán toàn cầu và dự trữ ngoại hối dự báo có thể trở nên phân mảnh hơn.

Ngày 01/5/2024, Cục Dự trữ Liên bang (Ngân hàng Trung ương Mỹ - Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại và cho biết những dấu hiệu đáng thất vọng về tình hình lạm phát gần đây có thể làm trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất của cơ quan này. Lãi suất chính sách của Mỹ đã được giữ ở mức 5,25 - 5,5% kể từ tháng 7/2023. Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá vàng thế giới bùng nổ, nhất là sau khi số liệu của Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh. Theo báo cáo hàng tuần từ Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2023. Trong tuần kết thúc vào ngày 04/5, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ tăng 20.000 người so với tuần trước đó, một mức tăng vượt kỳ vọng, lên mức 231.000 người. Điều này làm gia tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Trong khi đó, việc một loạt các đồng tiền mất giá, nhất là khi đồng Yên giảm quá mức 160 Yên đổi 1USD, mức thấp nhất trong 34 năm. Các chuyên gia kinh tế của Bloomberg lo ngại về nguy cơ của một cuộc phá giá đồng tiền nhằm giành lợi thế cạnh tranh, khởi đầu cho một cuộc chiến tranh tiền tệ. Ở thời điểm hiện tại, các ngân hàng Trung ương ở châu Á vẫn đang tích cực bảo vệ tỷ giá đồng tiền mỗi nước trước áp lực từ đồng USD. Tuy nhiên, đồng Yên là đồng tiền đang giảm mạnh nhất trong khu vực, do đó xói mòn năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các nền kinh tế láng giềng với Nhật Bản. Theo các nhà quan sát thị trường, dù không có ảnh hưởng mạnh mẽ như trước kia, một sự mất giá thiếu trật tự của đồng Yên hiện nay vẫn có thể dẫn tới áp lực mất giá không thể tránh khỏi đối với các đồng tiền khác trong khu vực. Nhà quản lý danh mục Arjun Vij của công ty quản lý tài sản JPMorgan Asset Management nhận định, “trực tiếp nhất, một đồng yên suy yếu đi nhiều sẽ kéo các đồng tiền châu Á khác như Won Hàn Quốc và Đôla Đài Loan giảm theo”. Trí Ánh (Nguồn Ban Tuyên giáo Trung ương)

 

88 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 317
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 317
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 85966699