Có được kết quả đó chính là nhờ các cấp ủy đảng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp dân lập và công đoàn xã, phường, thị trấn; chính quyền, tổ chức công đoàn từ huyện đến cơ sở đã tích cực chủ động và phối hợp đồng bộ trong công tác tổ chức thực hiện. Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong đã kịp thời tổ chức quán triệt Chỉ thị số 41-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt cấp huyện và cơ sở. Đặc biệt, sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định số 399-QĐ/TU, ngày 18/11/2016 kèm theo “Đề án phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị -xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2016-2020” (Quyết định số 399-QĐ/TU), Ban Thường vụ Huyện uỷ đã lồng ghép tổ chức hội nghị quán triệt về nội dung của Đề án cho các cấp ủy cơ sở, các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và triển khai trong cán bộ, đảng viên; chỉ đạo LĐLĐ huyện và các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn để thực hiện. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch số 38-KH/HU, ngày 06/6/2017 về “Phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị -xã hội trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2017-2020” và Quyết định số 336-QĐ/HU, ngày 08/8/2017 về “Thành lập tổ công tác tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện Kế hoạch phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị -xã hội trong doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2017-2020” và chỉ đạo triển khai thực hiện. Năm 2019, quán triệt tinh thần Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường xây dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân”, ngày 10/5/2019, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Quyết định số 1634-QĐ/HU về việc thành lập Ban chỉ đạo Xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong các đơn vị kinh tế tư nhân, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án trong tình hình mới. Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn các cấp, công tác nhân sự tại các kỳ đại hội công đoàn; cơ cấu, lựa chọn cán bộ giữ chức vụ chủ chốt, có uy tín ở các cơ quan, đơn vị tham gia vào Ban Chấp hành CĐCS. Đối với chức danh Chủ tịch CĐCS xã, thị trấn đều đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Đến nay, có 100% Chủ tịch CĐCS xã, thị trấn là Đảng ủy viên, có 18/18 đồng chí có trình độ Đại học chuyên môn và Trung cấp LLCT.
Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo chính quyền các cấp chủ động xây dựng quy chế phối hợp hoạt động với tổ chức công đoàn cùng cấp, tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động công đoàn.
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, các CĐCS sau khi thành lập đã đi vào hoạt động ổn định; nội dung, phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, thiết thực phù hợp với đặc thù của từng đơn vị, địa phương.
CĐCS cơ quan xã, thị trấn đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến những chủ trương của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước đến đoàn viên, người lao động; kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của CNVC-LĐ cho cấp ủy đảng, giới thiệu cán bộ công đoàn, đoàn viên tham gia vào cấp ủy. Bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, trình độ chính trị, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức và người lao động. Chủ động phối hợp với UBND cùng cấp, thủ trưởng cơ quan thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, cải tiến lối làm việc, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, động viên CNVC-LĐ tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, tích cực chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, góp phần phát triển kinh tế -xã hội, ổn định an ninh chính trị trên địa bàn. Định kỳ sơ kết, tổng kết hoạt động nhằm đánh giá những việc làm được, chưa làm được từ đó đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện cho hoạt động công đoàn thời gian tiếp theo. Phân loại, đánh giá chất lượng hàng năm tỷ lệ CĐCS xã, thị trấn đạt CĐCS vững mạnh trên 95%, không có CĐCS xếp loại yếu kém.
CĐCS trong doanh nghiệp ngoài nhà nước đã từng bước tham gia quản lý doanh nghiệp, tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động, tham gia giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nơi làm việc. Nhiều CĐCS đã thực hiện tốt chức năng đại diện cho quyền lợi chính đáng của người lao động, tổ chức tốt việc thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể có lợi cho người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà trong các doanh nghiệp. Đề xuất với doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, chế độ, chính sách cho đoàn viên và người lao động như: Tiền lương, chế độ ốm đau, thai sản, tăng ca, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, giá trị bữa ăn ca cho công nhân...Đánh giá chất lượng, xếp loại CĐCS khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước hàng năm trên 75% CĐCS vững mạnh, 25% CĐCS xếp loại khá. Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác và hoạt động công đoàn được các cấp khen thưởng, tiêu biểu như: CĐCS Công ty TNHH MTV gỗ Nguyên Phong, CĐCS Công ty Cổ phần ô tô Thắng Lợi, CĐCS Quỹ Tín dụng nhân dân Triệu Trung, CĐCS Công ty TNHH Thiên An…
Số lượng, chất lượng đội ngũ CNVC-LĐ của CĐCS xã, thị trấn, doanh nghiệp đã được nâng lên nhiều mặt: Trẻ về tuổi đời, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trình độ lý luận, phẩm chất và bản lĩnh chính trị, có ý chí tự lực, vươn lên trong khó khăn, thử thách, cần cù sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên, người lao động luôn được quan tâm. Trong 15 năm qua, đã có gần 300 cán bộ, công chức -lao động các xã, thị trấn được cử đi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ. Nhờ vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ, đoàn viên được nâng lên đáng kể, hầu hết đã đạt chuẩn hóa theo qui định, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Những năm qua, tổ chức công đoàn các cấp đã chú trọng giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách cho công nhân, người lao động, đặc biệt là việc đóng BHXH, BHYT, BHTN..., trực tiếp làm việc, vận động chủ doanh nghiệp, kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo, nhờ vậy, tỷ lệ đóng BHXH hco người lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn được cải thiện đáng kể.
Các phong trào thi đua yêu nước do Công đoàn các xã, thị trấn, doanh nghiệp phát động đã khơi dậy được ý thức trách nhiệm, tinh thần hăng say lao động sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm, biết vượt qua khó khăn thử thách của đội ngũ CNVC-LĐ. Cụ thể như phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Năng suất, chất lượng, hiệu quả”, “Liên kết phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn”; “Xanh, sạch, đẹp, an toàn vệ sinh lao động”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, Cuộc vận động “Xây dựng người cán bộ, công chức trung thành, tận tụy, gương mẫu và sáng tạo” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... đều được cán bộ, đoàn viên hưởng ứng tích cực, tạo được không khí thi đua sôi nổi trong mỗi cá nhân và từng cơ quan, đơn vị. Từ những nội dung thi đua do LĐLĐ tỉnh và các cấp, các ngành phát động, LĐLĐ huyện đã cụ thể hóa các nội dung thi đua thành các chỉ tiêu cụ thể và tổ chức ký kết giao ước thi đua hàng năm đối với các CĐCS để triển khai thực hiện đồng bộ, cùng với sự nỗ lực của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đến nay toàn huyện đã có 79/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận đơn vị văn hóa, đạt 96,3%.
Những kết quả đạt được trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TU của huyện Triệu Phong đã góp phần quan trọng trong thành quả chung phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng -an ninh trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.
Thủy Phương