Một số kết quả sau 10 năm thực hiện chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 

Ngày 05/12/2012 Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

Nhận thức tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW, Tỉnh ủy Quảng Trị đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị; thông qua việc đánh giá thực trạng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, từ đó đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện cụ thể ở địa phương. Việc tuyên truyền Chỉ thị được thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành và toàn xã hội. Công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng, kịp thời phát hiện, nắm bắt tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị, tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Đến nay, bộ máy tổ chức làm công tác trẻ em từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, kiện toàn đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trong đó, cấp tỉnh đã thành lập ban điều hành bảo vệ trẻ em gồm 15 thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ngành; 100% huyện, thị xã, thành phố đã thành lập ban điều hành trẻ em và nhóm công tác liên ngành; có 125/125 xã, phường, thị trấn thành lập ban bảo vệ trẻ em với 877 cộng tác viên ở thôn, bản, khu phố. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em, đặc biệt là các cán bộ kiêm nhiệm trong các đơn vị trường học, cộng tác viên tại thôn, bản khu phố ngày càng được quan tâm; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý trẻ em ngày càng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất được chú trọng, đến nay có 100% xã, phường, thị trấn được công nhận phù hợp với trẻ em, trong đó duy trì đạt chuẩn trên 90%; có 63,2% xã, phường, thị trấn có điểm văn hóa, vui chơi giành cho trẻ em (tăng 26,4% so với năm 2012). Hàng năm, các địa phương đều tổ chức Tháng hành động vì trẻ em (từ 01-30/6), tổ chức Diễn đàn trẻ em 02 năm một lần từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện.

Đối với công tác chăm sóc sức khoẻ, mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở ngày càng hoàn thiện, số bác sỹ, y sĩ tại các cơ sở y tế cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. Đến nay, 100% trạm y tế cấp xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 100% xã, phường, thị trấn triển khai chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng giảm 5,1% so với năm 2012; trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng đạt 98,7% năm 2021 (tăng 6,2% so với năm 2012); 100% trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 36 tháng tuổi được uống vitamin và được cấp thẻ bảo hiểm y tế khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập; số ca tử vong ở trẻ em giảm qua từng năm. Về công tác giáo dục, việc đảm bảo quyền học tập của trẻ em được thực hiện đầy đủ. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi tăng, chất lượng giáo dục ngày một nâng lên, toàn tỉnh có 32,65% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 96,0% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học đạt 99,99%, hoàn thành cấp tiểu học đạt 98,77%; tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ở cấp THCS đạt 95,0%; có 125/125 xã phường, thị trấn duy trì phổ cập giáo dục THCS ở các mức độ khác nhau. Công tác bảo vệ và trợ giúp trẻ em được chú trọng, các chính sách hỗ trợ, can thiệp khẩn cấp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại được thực hiện thường xuyên; 100% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp; 100% trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ kịp thời; tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giảm từ 6,5% năm 2012 giảm xuống còn 1,7% năm 2021. Duy trì hoạt động của các cơ sở giúp đỡ, bảo trợ trẻ em với trên 300 trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung hàng năm; thực hiện phẫu thuật cho trẻ em khuyết tật, như sứt môi, hở vòm họng, chân tay khèo, sẹo bỏng, mắt, tim … trung bình hàng năm từ 250 – 300 ca,…

Nhìn chung, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị, “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”. Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các sở, ban ngành, các đảng ủy trực thuộc và các địa phương đơn vị… đã có những cách làm phù hợp, sáng tạo, thường xuyên, liên tục trong công tác tuyên truyền; ban hành và triển khai đồng bộ hệ thống văn bản, tạo hành lang pháp lý trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, nhờ đó công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng kể. Việc huy động và sử dụng nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt lĩnh vực y tế, giáo dục ngày càng hiệu quả, trẻ em được chăm sóc sức khỏe, giáo dục tốt hơn, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao; góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới tỉnh Quảng Trị xác định một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, như: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý và điều hành của chính quyền các cấp về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; triển khai một cách toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với triển khai Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các chương trình, đề án, kế hoạch về công tác trẻ em giai đoạn 2020-2025. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động một cách sâu rộng, bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện từng địa phương về quan điểm, chủ trương, chính sách chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em của Đảng và Nhà nước; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của toàn xã hội đối với công tác trẻ em, đặc biệt khu vực vùng sâu, cùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách liên quan đến trẻ em; đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em và đảm bảo quyền của trẻ em; kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của quỹ bảo trợ trẻ em; đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội để thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn./. Nguyễn Đăng Khoa  

612 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 708
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 708
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76734195