Một số giải pháp nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong tình hình mới hiện nay 

Giáo dục lý tưởng cách mạng là một phần rất quan trọng trong việc đào tạo những thế hệ cách mạng, nhất là đối với học sinh, sinh viên bởi họ là lực lượng sẽ hiện thực hóa khát vọng dân tộc Việt Nam cường thịnh theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy, thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin, bản lĩnh chính trị, qua đó xây dựng thế hệ trẻ có hoài bão, lý tưởng, khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước nhà theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy vai trò của đạo đức đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, vì vậy ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng. Người coi đạo đức là cái gốc, cái nền của mỗi người, Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng đó, thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiểu chỉ thị, nghị quyết về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ như  Chỉ thị số 20 – CT/TW, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính Trị  “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới”; Chỉ thị số 42- CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030”; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 31/CT-TTg, ngày 4-12-2019 về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh. Mới đây nhất, ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Trong đó, nhấn mạnh, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, xây dựng đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là thế hệ trẻ. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “cần chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.  Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị cũng đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTHĐ/TU, ngày 15/1/2016 về thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư đã cho thấy tầm quan trọng và ý ý to lớn của việc tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên hiện nay.

Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả tích cực. Phần lớn học sinh, sinh viên có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tu dưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

Trọng tâm công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống là những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là nội dung Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Những nội dung này trang bị cho học sinh, sinh viên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, căn bản, nền tảng, để có thể luận giải những vấn đề thực tiễn đặt ra. Trên cơ sở đó giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn, đầy đủ và chính xác hơn vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng trong xây dựng đất nước theo định hướng XHCN, giữ vững lập trường trước những âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ để phấn đấu học tập, rèn luyện, công tác, sẵn sàng công hiến.

Để góp phần nhằm nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, các cơ sở giáo dục đã thực hiện nội dung dạy học các môn đạo đức, giáo dục công dân, trên cơ sở lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm, nhận thức và sự phát triển của học sinh, sinh viên của xã hội và thời đại; chú trọng giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức công dân; tăng cường giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho học sinh. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục trên địa bàn toàn tỉnh  đã tích cực lồng ghép, tích hợp nhiều nội dung; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động lao động tập thể, chương trình ngoại khóa, trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp; đưa nội dung giáo dục lịch sử, truyền thống địa phương và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc vào giáo dục; mô hình các câu lạc bộ tài năng, nghiên cứu khoa học của học sinh, sinh viên được thành lập và hoạt động hiệu quả

Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên chưa có ý thức học tập tốt, vi phạm nội quy trường lớp, có biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống; tình trạng bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra.

Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vừa có đức, vừa có tài, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, các cấp, các ngành, các cơ sở giáo dục cần tập trung thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:

Một là, phải đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên. Khuyến khích xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng cấp học. Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, thân thiện.Cần chú trọng hướng dẫn học sinh các kĩ năng học tập, làm việc như: phương pháp tự học, tự nghiên cứu; tăng cường tổ chức cho các em học tập, nghiên cứu, làm việc nhóm; khuyến khích, hướng dẫn và tạo điều kiện để học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Tăng cường giáo dục các kỹ năng xã hội, kỹ năng ứng xử nhằm giúp học sinh có thái độ và hành vi tích cực, có khả năng nhìn nhận vấn đề, giải quyết tình huống theo hướng tích cực, biết thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể, biết ứng phó, tránh xa cái xấu như:  chống lại sự cám dỗ của các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường. Chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: qua hoạt động sinh hoạt trong gia đình; qua hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, hoạt động tham quan, dã ngoại; qua các hoạt động đoàn, đội.

Hai là, cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị. Đưa nội dung này vào giảng dạy trong nhà trường với mục đích trang bị cho học sinh, sinh viên những hiểu biết cần thiết, cơ bản về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trên cơ sở đó giúp học sinh có được nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của học sinh. Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; góp phần giáo dục cho học sinh trở thành người công dân có đầy đủ phẩm chất và năng lực.

Ba là, cần tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo và đẩy mạnh triển khai hiệu quả các biện pháp tuyên truyền các tấm gương người tốt, việc tốt trong học sinh, sinh viên; lan tỏa các giá trị tốt đẹp, đồng thời phê phán những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, lối sống. Xử lý theo quy định của pháp luật các tổ chức, cá nhân tuyên truyền các hành vi, lối sống tiêu cực, không lành mạnh. Tích cực, chủ động phát động các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng trong đội viên, đoàn viên, học sinh, sinh viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức và đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội trong giáo dục đạo đức, lối sống đảm bảo chất lượng, hiệu quả, thiết thực, tạo sự lan tỏa rộng rãi trong học sinh, sinh viên và toàn xã hội. Hải Nam

6220 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 399
    • Thành viên Thành viên 3
    • Tổng Tổng 402
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76745454