Mỹ nới lỏng quy định đối với ngân hàng 

(Chinhphu.vn) - Ngày 22/5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nới lỏng lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 những quy định đối với các ngân hàng theo Đạo luật Dodd-Frank năm 2010.
Mỹ nới lỏng quy định đối với ngân hàng

Với 258 phiếu thuận và 159 phiếu chống, dự luật nói trên sẽ "giải thoát" hàng nghìn thể chế tài chính khỏi nhiều quy định ngặt nghèo của Đạo luật Dodd-Frank, đồng thời thúc đẩy hoạt động cho vay và tăng trưởng kinh tế mà không gây ra những rủi ro cho hệ thống tài chính.

Trước đó, dự luật trên đã được thông qua tại Thượng viện Mỹ ngày 14/3 vừa qua. Cuộc bỏ phiếu của Thượng viện diễn ra 10 năm sau ngày Ngân hàng đầu tư Bear Stearns có trụ sở ở New York phá sản, sự kiện được xem là mốc khởi đầu cuộc khủng hoảng tài chính từng gây chao đảo nền kinh tế toàn cầu.

Đạo luật Dodd-Frank được Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama ký vào năm 2010 nhằm thắt chặt giám sát đối với ngân hàng và công ty tài chính và bảo vệ người tiêu dùng.

Mục đích chính của đạo luật Dodd-Frank là giảm rủi ro trong hệ thống tài chính bằng cách đề ra những luật lệ mới cho việc kinh doanh các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Những sản phẩm tài chính phức tạp này chính là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ 2007-2009. Đạo luật cũng được xem là nỗi ám ảnh của giới tài chính khi áp đặt những hạn chế cho vay lên các ngân hàng lớn.

Hiện dự luật sửa đổi Đạo luật Dodd-Frank đang được trình lên Nhà Trắng để Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành thành luật.

Theo đề xuất hồi tháng 4/2018 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed),  việc nới lỏng những quy định của Đạo luật Dodd-Frank sẽ giúp các ngân hàng chỉ phải đáp ứng 14 yêu cầu về vốn, thay vì 24 yêu cầu như trước kia. Yêu cầu về vốn dự trữ sẽ được điều chỉnh linh hoạt phù thuộc vào tình hình tài chính cũng như những rủi ro đối với từng ngân hàng. Kế hoạch điều chỉnh này sẽ được công bố rộng rãi để tiếp nhận ý kiến của công chúng

Nhằm tránh những rủi ro về tài chính, hàng năm FED tiến hành đánh giá năng lực của các ngân hàng có giá trị tài sản hơn 50 tỷ USD. Theo FED, kể từ cuộc kiểm tra đầu tiên vào năm 2009, các ngân hàng Mỹ đã tăng đáng kể vốn dự trữ, tính đến hết năm 2017 đã tăng hơn gấp đôi lên 1.200 tỷ USD.

MK

502 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 425
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 425
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84604046