Lý do GDP 6 tháng đầu năm 2018 cao nhất từ 7 năm qua 

(Chinhphu.vn) - Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2018 (7,08%) là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay. Xu hướng tăng trưởng 6 tháng cuối năm sẽ thấp hơn nhưng nếu tận dụng được các năng lực, tiềm năng hiện có thì hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm 2018.

Đây là nhận định được lãnh đạo Tổng cục Thống kê đưa ra tại buổi họp báo công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm.

 

 

Tổng cục Thống kê nhận định mục tiêu 6,7% là khả thi.Ảnh:VGP/Huy Thắng

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 6 tháng năm 2018 là 7,08% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số kinh tế trong quý 2 khá tích cực, trong mức tăng trưởng của toàn nền kinh tế, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,93%; đóng góp 9,7% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,07%, đóng góp 49%; khu vực dịch vụ tăng 6,9%, đóng góp 41,4%.
Tuy vậy, ông Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp-Tổng cục Thống kê cho rằng, tăng trưởng kinh tế vẫn phụ thuộc khá lớn vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Hiện tại các DN FDI đóng góp nhiều về tạo ra việc làm, kim ngạch xuất khẩu và một phần nào là thu ngân sách cho nền kinh tế.

 

Đưa ra dự báo chỉ số kinh tế trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Bích Lâm nhận định xu hướng tăng trưởng 6 tháng cuối năm  sẽ thấp hơn đầu năm, nhưng nếu tận dụng được các năng lực, tiềm năng hiện có thì hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm 2018.

 

Một trong những căn cứ là diễn biến gần đây của thương mại quốc tế, ông Nguyễn Bích Lâm phân tích các chính sách cạnh tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không diễn ra quá quyết liệt. Thực tế, “cuộc chiến” thương mại cũng chỉ dừng ở các biện pháp về thuế quan, chứ không phải phi thuế quan. Hai bên cũng để ngỏ khả năng thương lượng vì ràng buộc đan xen nhiều lợi ích. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hồi phục, “cuộc chiến” này cũng không mấy ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

 

Tuy nhiên, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cơ quan điều hành cần lưu ý là tăng trưởng nhưng cần cảnh giác với lạm phát, khi áp lực đang khá lớn. Cụ thể, cần điều hành chính sách tiền tệ hợp lý, chú trọng cho vay những lĩnh vực ưu tiên như doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu. Để đảm bảo mục tiêu lạm phát cả năm 2018 là 4% như Quốc hội giao, không nên tăng giá đồng loạt các mặt hàng, dịch vụ y tế, giáo dục vào cùng một thời điểm. 

   Huy Thắng
333 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 767
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 767
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 76804048