Liêm chính là nền tảng cho doanh nghiệp khởi nghiệp thành công 

(ĐCSVN) - Việc thực thi luật pháp cần được tăng cường hơn nữa, những phản ánh về thách thức trong việc giải quyết thủ tục hành chính, thuế và các trách nhiệm pháp lý khác cần được Chính phủ xem xét, thay đổi...

 

Diễn đàn “Tuân thủ và Liêm chính - Nền tảng cho khởi nghiệp thành công” (Ảnh: K.D) 

Đó là phát biểu ông Darko Pavlovic, Giám đốc Dự án Khu vực FairBiz Trung tâm Khu vực Bangkok tại Diễn đàn “Tuân thủ và Liêm chính - Nền tảng cho khởi nghiệp thành công” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tổ (UNDP) chức ngày 6/4/2022.

Diễn đàn thuộc dự án khu vực của UNDP “Thúc đẩy Môi trường Kinh doanh Công bằng ở ASEAN” do Chính phủ Vương quốc Anh tài trợ thông qua Chương trình cải cách kinh tế ASEAN. Trong khuôn khổ dự án này, UNDP đang phối hợp với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp để tăng cường và thực hiện các chính sách, luật pháp chống tham nhũng cũng như thúc đẩy các thực hành liêm chính trong kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp ở 6 nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

Theo ông Darko Pavlovic, tham nhũng làm biến dạng thị trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế và không khuyến khích đầu tư nước ngoài. Các công ty khởi nghiệp và doanh nhân trẻ ở Việt Nam có thể gặp rất nhiều thách thức với hệ thống luật và quy định rất phức tạp quản lý các hoạt động kinh doanh và thủ tục hành chính. Nếu không có năng lực, kinh nghiệm và mạng lưới, một số doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp không chính thức, bao gồm cả hối lộ, để giải quyết vấn đề. Nhưng thế hệ doanh nhân mới không sẵn sàng đi theo con đường đó...

Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong hai năm qua, mặc dù chịu tác động của đại dịch COVID-19 nhưng vẫn có một số lượng lớn các doanh nghiệp thành lập mới. Năm 2020, con số này là gần 135.000 trong khi có khoảng 117.000 doanh nghiệp thành lập mới vào năm 2021. Ngược lại, năm 2020, có gần 102.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, trong khi năm 2021 con số này là khoảng 120.000 doanh nghiệp.

Còn theo Khảo sát về liêm chính của thanh niên Việt Nam năm 2019 hướng tới minh bạch, hầu hết tất cả những người được hỏi đều cho rằng, tham nhũng và thiếu liêm chính có hại cho thế hệ của họ, nền kinh tế và sự phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, hơn 3/4 số người được hỏi cho biết không có hoặc có rất ít kiến thức về các quy tắc và quy định về liêm chính cũng như chống tham nhũng.

“Đây là lý do tại sao chúng tôi tổ chức diễn đàn này để tìm hiểu về khuôn khổ pháp lý cho các doanh nghiệp tuân theo, chia sẻ các phương pháp hay nhất cũng như những thách thức đối với việc tuân thủ tính liêm chính trong kinh doanh ở các công ty mới thành lập và doanh nhân trẻ. Thông qua Diễn đàn này, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể giúp Chính phủ Việt Nam và UNDP hiểu rõ hơn về cách chúng tôi có thể giúp thúc đẩy sự liêm chính làm nền tảng cho một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công”, ông Darko Pavlovic bày tỏ.

Đánh giá về sự hợp tác giữa VCCI và UNDP về triển khai các hoạt động liên quan đến kinh doanh liêm chính, tạo sự bền vững cho doanh nghiệp, Phó Chủ tịch VCCI Nguyễn Quang Vinh nhận định, cách đây hơn 7 năm, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại văn bản số 9966/VPCP - V.I ngày 12/12/2014 về thúc đẩy thực hiện liêm chính trong kinh doanh, VCCI đã triển khai Chương trình hành động thúc đẩy thực hiện liêm chính trong kinh doanh.

Đây là bước đi mạnh mẽ để khuyến khích mạnh mẽ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cùng hợp tác thực hiện liêm chính trong kinh doanh, vượt qua các rào cản, rủi ro từ tham nhũng, hướng tới tạo lập môi trường kinh doanh minh bạch tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, VCCI đã khởi xướng một số sáng kiến, chương trình và giao cho Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững - đơn vị tiên phong về thúc đẩy phát triển bền vững tại Việt Nam trong nhiều năm qua, trong đó liêm chính doanh nghiệp là một trong các nội hàm chính của phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ dự án FairBiz, 4 năm qua, UNDP và VCCI cũng đã tiến hành một loạt hoạt động nhằm khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy môi trường kinh doanh bình đẳng tại Việt Nam.

“Vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng chúng tôi tin rằng sự kiện hôm nay là một bước tiến quan trọng khác trong chuỗi các hoạt động nhằm thúc đẩy và tăng cường tính liêm chính và minh bạch trong kinh doanh tại Việt Nam. Hy vọng diễn đàn này có thể cung cấp cho chúng tôi nhiều ý tưởng để hỗ trợ bạn trong việc thúc đẩy hơn nữa sự tuân thủ và tính chính trực”, ông Darko Pavlovic chia sẻ thêm./.

 
Kim Dung
112 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1022
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1022
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87213345