Sự việc diễn ra lúc 20 giờ 30 phút (ngày 18-10) tại núi Tạc, nằm ngay phía sau khu vực doanh trại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337. Tiếng nổ vang trời, kéo theo đó lớp đất đá đổ xuống.
Ông Hồ Văn Chiến, 48 tuổi, nhà cách hiện trường 500m, thuật lại: "Bầu trời tối om, mưa to và tiếng nổ khiến mọi người xung quanh hoảng loạn. Lúc này ai cũng tháo chạy".
Như vậy, trong ngày 18-10, đây là vụ sạt lở thứ 2.
Ông Hồ Văn Chiến, 48 tuổi, lo sợ khi trong buổi chiều nghe tiếng nổ lần 2.
Trước 1 giờ đồng hồ xảy ra vụ nổ, lực lượng chức năng đề nghị nhóm phóng viên di chuyển sang các khu vực cách xa hiện trường để đảm bảo an toàn. Theo cảnh báo, phía trên đỉnh núi Tạc có dấu hiệu xuất hiện đợt lũ ống, lũ quét. Trên mặt đường xuất hiện những vết nứt, có dấu hiệu sụp lún.
Mặt đường xuất hiện vết nứt
Nhiều phóng viên các báo, đài phải di chuyển sang nơi ở mới tá túc tạm người dân cách xa hiện trường sạt lở.
Đúng 18 giờ trước, tại ngọn núi này đã bị sạt lở chôn vùi 22 cán bộ, chiến sĩ. Công tác tìm kiếm đang nổ lực thâu đem suốt sáng.
Trong khi đó, ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực tỉnh Quảng Trị, cho biết trong đêm 18-10, có hơn 100 người cùng phương tiện, xe cơ giới san gạt, khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây. "Chúng tôi quyết tâm đến sáng mai ôtô sẽ vào được hiện trường vụ sạt lở núi"- ông Đồng nói.
Trong đêm xe cơ giới san gạt, khắc phục các điểm sạt lở trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
Trước đó, trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa xuất hiện hàng loạt điểm sạt lở gây chia cắt nghiêm trọng. Đặc biệt tại Km 222+100 đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, hàng ngàn khối đất đá đổ sập, tràn ra khắp mặt đường, giao thông ách tắc hoàn toàn.
L.Phong - Đ.Nghĩa