Kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc lớn nhất Miền Trung: Luật sư đề nghị HĐXX tuyên vô tội 

Trong phần tranh luận ngày 10/7, phiên tòa phúc thẩm kỳ án “buôn lậu” gỗ trắc lớn nhất nhất Miền Trung các luật sư bào chữa đề nghị HĐXX bác kháng nghị của Viện kiểm sát, tuyên các bị cáo vô tội.

Phần tự bào chữa, bị cáo Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung cho biết: vụ án đã kéo dài 9 năm, công việc làm ăn của gia đình rơi vào bế tắc. Từ một doanh nghiệp lớn nhất nhì của tỉnh Quảng Trị nay gần như không còn gì.

Bị cáo Trương Huy Liệu tự bào chữa trước tòa.

Bị cáo Trương Huy Liệu tự bào chữa trước tòa.

Kính thưa HĐXX, Nghị định số 12 /2006/NĐ-CP  ngày 23/1/2006 của Chính phủ về hàng hóa cấm xuất khẩu là: gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.

Nhưng lô gỗ trắc bị cơ quan chức năng bắt giữ và bán trái phép vật chứng là do Công ty Ngọc Hưng nhập khẩu từ Lào về Việt Nam và đang trên đường vận chuyển đến cảng Tiên Sa- Đà Nẵng để xuất khẩu thì bị bắt giữ.

Lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng nhập khẩu chính ngạch thông qua Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, và đã làm thủ tục, thông quan, nộp thuế đúng quy định. Sau khi nhập khẩu ít ngày doanh nghiệp đã tìm được khách hàng và ký kết hợp đồng mua bán, làm thủ tục thông quan, kiểm hóa theo đúng quy định tại cửa khẩu Cảng Cửa Việt- Quảng Trị.

Hợp đồng nhập khẩu lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng ký kết với Nhà máy chế biến gỗ nội thất Lào là hợp đồng giao nhận (DAF) tại cửa khẩu Lao Bảo. Như vậy Công ty Ngọc Hưng chỉ chịu trách nhiệm lô hàng cũng như thực hiện các thủ tục khi tiếp nhận lô hàng trên lãnh thổ Việt Nam. Như đã trả lời HĐXX trong những ngày qua, Công ty Ngọc Hưng đã tuân thủ đúng quy định pháp luật nhà nước trong xuất nhập khẩu hàng hóa và không có hàng vi trốn thuế thì làm sao cáo buộc tội buôn lậu trốn thuếNếu Cơ quan tố tụng chứng minh được Công ty Ngọc Hưng xuất nhập khẩu không thông quan tại cửa khẩu, hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu, gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên chủng loại quý hiếm trong nước với số lượng lớn hơn 7m3 trở lên thì mới đủ căn cứ chứng minh Công ty Ngọc Hưng xuất, nhập khẩu lậu” - bị cáo Liệu tự bào chữa cho mình.

Quang cảnhp/phiên tòa trong ngày 10-7

QQuang cảnh phiên tòa trong ngày 10/7

Trong phần bào chữa cho hai bị cáo Liệu, Dung, luật sư Lê Thị Xuân Mai - Đoàn luật sư Đà Nẵng, luật sư Lê Văn Khiển - Đoàn luật sư tỉnh Quảng Trị đều cho rằng không có căn cứ pháp luật để khởi tố vụ án. Bởi vì, Công ty Ngọc Hưng là doanh nghiệp Việt Nam, đóng tại Việt Nam, người đại diện theo pháp luật cũng là người Việt Nam nên chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ thủ tục do Chính phủ Việt Nam quy định.

Trong phần bào chữa cho cả 4 bị cáo, luật sư Nguyễn Trường Thành phân tích:

Thứ nhất: Tại thời điểm doanh nghiệp mở tờ khai hải quan nhập khẩu số 1505/NK/KD/B033 ngày17/12/2011 và tờ khai xuất khẩu số 849/XK/KD/C32D ngày 19/12/2011 cả hai mặt hàng mà VKSND cấp cao cho rằng các bị cáo buôn lậu gỗ trắc và gỗ giáng hương đều không là mặt hàng bị cấm nhập theo luật pháp Việt Nam và cũng không là mặt hàng cấm xuất theo luật pháp Việt Nam, cũng không là mặt hàng bắt buộc phải có giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định chuyên ngành. Điều này đã được chứng minh bằng văn bản số 1328/BCT-XNK ngày 08/02/2013 của Bộ Công Thương trả lời Tổng Cục hải quan về việc xuất khẩu gỗ trắc có nguồn gốc nhập khẩu từ Lào, văn bản này được đại diện Bộ Công Thương tái xác nhận có hiệu lực đối với tất cả các thương nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Cục kiểm lâm Bộ NN&PTNT có văn bản số 243/KL-TTPC ngày 17/05/2012 và công văn số 277/KL-TTPC ngày 30/05/2012 khẳng định hai mặt hàng gỗ trắc và gỗ giáng hương nhập khẩu, xuất khẩu tự do không phải xin giấy phép (Đây là hai văn bản trả lời C46 Cục cảnh sát điều tra án kinh tế Bộ Công an).

Thứ 2: Tại phiên tòa phúc thẩm đại diện Tổng Cục hải quan, đại diện Cục hải quan tỉnh Quảng Trị, đại diện Bộ Công Thương đều xác định: “Trường hợp gỗ từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam Doanh nghiệp của nước xuất khẩu phải tuân thủ pháp luật nước sở tại và thủ tục do doanh nghiệp nước sở tại chịu trách nhiệm. Doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện các quy định xuất khẩu, nhập khẩu tạm nhập tái xuất của Việt Nam quy định này được thể hiện trong Nghị định số 12/2006/NĐCP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại được cụ thể hóa bằng văn bản số 1328/BCT-XNK ngày 08/02/2013 của Bộ Công Thương gửi đến Tổng cục Hải quan”. Do vậy việc quy kết các bị cáo lợi dụng làm hồ sơ giả để nhập khẩu lô hàng là không có căn cứ vì hồ sơ xuất khẩu thuộc trách nhiệm của bên xuất khẩu.

Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2018/HSST ngày 23/08/2018 TAND TP Đà Nẵng cũng không công nhận cáo buộc các bị cáo về tội buôn lậu lô gỗ.

Luật sư Nguyễn Trường Thành trình bày quan điểm bào chữa cho các bị cáo.

LLuật sư Nguyễn Trường Thành trình bày quan điểm bào chữa cho các bị cáo.

Không đủ căn cứ thì phải tuyên vô tội

Luật sư tin tưởng vào phán quyết cuối cùng của HĐXX, trên tinh thần cải cách tư phápkhông đủ chứng cứ thì tuyên không phạm tội”, luật sư Trường Thành nói.

Trong phần bào chữa cho 4 bị cáo, luật sư Trường Thành cho rằng chưa có căn cứ để cáo buộc hành vi phạm tội cho các bị cáo.

Đi vào phân tích cụ thể, luật sư Trường Thành cho rằng: Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2018/HSST ngày 23/08/2018 TAND TP Đà Nẵng tuyên bố bị cáo Trương Huy Liệu, Trần Thị Dung phạm tội “Buôn lậu” 21,506 m3 gỗ hương do đó việc xác định có 21,506 gỗ hương trong lô gỗ hay không là cơ sở để tuyên vô tội.

Kết quả điều tra và tài liệu có 3 kết quả khác nhau: Công ty Ngọc Hưng khai nhập và xuất 535,8m3 gỗ trắc, kết luận giám định số 151/STTNSV ngày 12/03/2012 của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật kết luận 431,598m3 gỗ trắc và 21,506 m3 gỗ giáng hương tổng cộng là 453,104m3. Kết luận giám định số 783/STTNSV ngày 26/11/202 của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật: gỗ trắc: 590,843m3, gỗ giáng hương: 23,82m3, tổng cộng: 614,663m3.

Như vậy tổng khối lượng gỗ khác nhau, trong khi vật chứng không còn để tiến hành đo đạc và giám định lại. Nên không có căn cứ pháp lý nào để xác định Công ty Ngọc Hưng khai báo sai khối lượng gỗ trắc nhập khẩu và xuất khẩu.

Doanh nghiệp đã kê khai thuế giá trị gia tăng đối với lô hàng gỗ nhập khẩu và tạm nộp số thuế này vào ngân sách nhà nước, khi lô hàng được xuất khẩu có chứng từ xuất khẩu hợp lệ, hợp pháp doanh nghiệp được hoàn thuế.

Thuế nhập khẩu doanh nghiệp tự kê khai làm thủ tục xuất khẩu, khi xuất khẩu hoàn thành doanh nghiệp được miễn thuế xuất khẩu (thời hạn 30 ngày), thuế xuất khẩu 0%.

Như vậy, kết luận chắc chắn rằng việc nhập khẩu gỗ và xuất khẩu gỗ của doanh nghiệp Ngọc Hưng không gây thiệt hại gì về thuế theo quy định của Luật Thuế tại thời điểm doanh nghiệp mở tờ khai hải quan nên cũng không cấu thành tội buôn lậu đối với lô hàng gỗ trắc. Cáo buộc của VKSND cấp cao tại Đà Nẵng không đúng với thực tế vụ án và ngược chính sách cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan của Chính phủ. Vì sao thuế xuất nhập khẩu thì cơ quan thuế thu nhưng hàng hóa thì cơ quan tố tụng lại cho hàng bất hợp pháp, như vậy có công bằng đối với doanh nghiệp không? - luật sư Thành băn khoăn.

Quan điểm bào chữa của luật sư Lê Văn Khiển cũng đồng tình với quan điểm trên và nêu ví dụ: Giả sử giả sử trong lô gỗ của Công ty Ngọc Hưng mà có lẫn 21,506 m3 gỗ hương thì chỉ  có thể bị xử lý hành chính theo điểm b, khoản 4 Điều 9 Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan.

Trên cơ sở đó, các luật sư đồng kiến nghị HĐXX tuyên: "Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Trần Thị Dung, Trương Huy Liệu sửa án sơ thẩm theo đó tuyên bố hai bị cáo không phạm tội buôn lậu 21,506m3 gỗ giáng hương. Đồng thời tiếp tục hoàn trả cho Công ty Ngọc Hưng số tiền 1.191.400.000đ mà án sơ thẩm tịch thu xung công quỹ nhà nước vì đã chứng minh không có gỗ giáng hương lẫn trong gỗ trắc xuất nhập khẩu.

Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành sửa án sơ thẩm theo đó tuyên bố  hai bị cáo không phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Khôi phục các quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo Liệu, Dung, Nhi và Thành theo quy định pháp luật.

Kiến nghị cấp giám đốc thẩm xem xét lại phần bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với ông Đỗ Danh Thắng- người đã kháng cáo và bị bác kháng cáo theo hướng không phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Trong phần đối đáp lại của đại diện VKS cho biết vẫn giữ nguyên quan điểm kháng nghị.

Ngày mai 11/7, phiên tòa sẽ tiếp tục với phần tranh luận, DĐDN sẽ thông tin đến bạn đọc diễn biến tại phiên tòa.

Huỳnh Khởi
685 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 787
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 787
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77156625