Cụ thể, để đảm bảo được cung cấp đủ dinh dưỡng, người bệnh cần ăn đủ 3 bữa chính. Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm như sau: Ngũ cốc, khoai củ; thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ; dầu mỡ; rau xanh và quả chín.
Đồng thời, cần cung cấp đủ protein, vitamin và chất khoáng để giúp hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng; cần ăn đủ lượng thịt, cá, trứng (200-250 g), rau xanh (300-400 g) và quả chín (200-300 g) mỗi ngày.
Trong trường hợp người bệnh mệt mỏi, chán ăn, mất vị giác vẫn cần ăn đủ bữa và số lượng thực phẩm; có thể thay đổi cách chế biến thành các dạng thực phẩm lỏng như cháo, súp, chia làm nhiều bữa nhỏ, hoặc thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng từ 1-3 lần/ngày.
Đặc biệt, cần đề phòng suy kiệt, thiếu dinh dưỡng cho những đối tượng dễ bị tổn thương, như người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai... bằng cách tăng cường chế độ ăn. Với người có bệnh nền thì phải thực hiện uống thuốc theo đơn của bác sĩ và chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
Người bệnh cần được uống đủ nước, mỗi ngày uống khoảng 1,6-2,4 lít nước, hạn chế sử dụng nước ngọt, đồ uống có cồn.
Thực đơn tham khảo cho người mắc COVID-19 tại nhà và khu cách ly:
• Gồm 2 thực đơn tham khảo (như hình bên dưới):
- Đối tượng: Bệnh nhân đái tháo đường, cân nặng cơ thể khoảng 50-55 kg. Giá trị năng lượng: 1.500-1.600 kcal/ngày.
- Đối tượng: Người cao tuổi, cân nặng cơ thể khoảng 50-55 kg. Giá trị năng lượng: 1.600-1.700 kcal/ngày.
Hiền Minh