Khoa học và công nghệ Quảng Trị - Dấu ấn 5 năm  

Năm 2012, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá XI), đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW “Về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Sau 5 năm tổ chức, thực hiện nghị quyết trong điều kiện không mấy thuận lợi nhưng lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị đã có những dấu ấn quan trọng:

Trước hết, đó là việc tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Chương trình hành động số 64-CTHĐ/TU của  Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã được cấp ủy đảng, chính quyền; các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết trên Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh và các kênh thông tin khác đã được tiến hành khá đều đặn. Nhờ vậy, nhận thức cấp uỷ, chính quyền các cấp; các sở, ban, ngành đoàn thể; cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng được nâng cao. Cùng với đó, tỉnh đã ban hành khá đồng bộ hệ thống văn bản tạo hành lang pháp lý trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực khoa học và công nghệ; đồng thời triển khai đến tận cơ sở, từng bước mang lại hiệu quả.

Dấu ấn thứ hai: đã đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

Quán triệt các quan điểm của Đảng về phát triển khoa học và công nghệ Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã kịp thời ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; cùng với đó, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI Tỉnh ủy đã bổ sung nhiều nội dung về phát triển khoa học và công nghệ đáp ứng tình hình và nhiệm vụ. Đặc biệt trong nhiệm kỳ 2015-2020, đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra 7 nhiệm vụ trọng tâm; đồng thời, kiên quyết chỉ đạo đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ; đổi mới việc xây dựng phương hướng, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ và nâng cao hiệu quả đầu tư khoa học và công nghệ, chú trọng ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học và công nghệ để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. Đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức và điều hành hoạt động phù hợp trong quản lý, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực đổi mới công nghệ, trong đó đặt vai trò trung tâm là nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống.

Dấu ấn thứ ba là đã đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ. Theo đó, 5 năm qua, tỉnh đã từng bước thực hiện cơ chế đặt hàng, đấu thầu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và đổi mới cơ chế quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thông qua thực hiện cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm khoa học và công nghệ cuối cùng theo kết quả đầu ra; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụkhoa học và công nghệ. Việc xác định và phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện thường xuyên, liên tục trong năm thông qua các hội đồng tư vấn xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước dành cho việc thực hiện nhiệm vụkhoa học và công nghệ. Việc cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước sẽ được thông qua Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh. Cơ chế tư vấn độc lập cùng được áp dụng trong các quá trình quản lý nhiệm vụkhoa học và công nghệ.

Dẫu còn bồn bề bao việc để làm như: khoa học và công nghệ của tỉnh phát triển chưa tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chưa trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển; Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và đời sống nhìn chung còn chậm, thiếu cơ chế triển khai và chính sách phát triển. Trình độ khoa học và công nghệ nhiều lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao. Sản xuất nông nghiệp tuy có bước phát triển, nhưng thiếu bền vững, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác chưa cao. Hoạt động nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn còn mức độ; Tiềm lực khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Với quyết tâm tiếp tục nâng cao tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ của tỉnh, tạo nền tảng vững chắc và động lực cho tăng trưởngvà chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chúng ta có quyền kỳ vọng mục tiêu “Phấn đấu đưa tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ Quảng Trị đạt mức trung bình tiên tiến so với các địa phương khác trong cả nước vào năm 2020, đạt trình độ tiên tiến vào năm 2030” sẽ trở thành hiện thực.

                                                                             NGUYỄN TRÍ ÁNH

                                                         (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị)

1434 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 400
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 400
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 89238728