Kho bạc Nhà nước tập trung thanh tra lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực 

(Chinhphu.vn) - Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023, Kho bạc Nhà nước (KBNN) sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra vào lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, có nhiều đơn thư tố cáo, khiếu nại.
Kho bạc Nhà nước tập trung thanh tra lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực - Ảnh 1.

Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc chiếm dụng tiền NSNN

KBNN vừa có Công văn số 5076/KBNN-TTKT về xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra năm 2023 phải bám sát nhiệm vụ của ngành Tài chính trong việc quản lý điều hành NSNN, nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống KBNN, của địa phương, đồng thời gắn với các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, đúng định hướng, chỉ đạo, không dàn trải. Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hợp lý, hiệu quả.

Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao của hệ thống KBNN, tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định của pháp luật (chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN).

 

Phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc chiếm dụng tiền NSNN

Văn bản nêu rõ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vào những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn thư tố cáo, khiếu nại, lĩnh vực nhạy cảm, cấp thiết, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc để phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc chiếm dụng tiền NSNN.

Trong công tác thanh tra chuyên ngành, KBNN yêu cầu KBNN các tỉnh, thành phố tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn chương trình mục tiêu quốc gia; các khoản chi thường xuyên.

Để xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành có trọng tâm, trọng điểm, vừa đảm bảo thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành đã được phê duyệt, đồng thời luôn đảm bảo lực lượng để triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, KBNN đề nghị KBNN các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch gồm kế hoạch chính thức và dự phòng. Riêng đối với KBNN Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hóa xây dựng kế hoạch chính thức từ 5-8 đơn vị; KBNN các tỉnh, thành phố còn lại xây dựng kế hoạch thanh tra chính thức từ 3-5 đơn vị.

Đối với công tác kiểm tra nội bộ, KBNN yêu cầu toàn hệ thống tập trung kiểm tra các nội dung trọng điểm sau: Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN; giải ngân vốn nước ngoài đã thực hiện từ năm 2019 trở về trước nhưng chưa hạch toán vào NSNN tại các bộ, địa phương; công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng nội ngành...

Đặc biệt, KBNN nhấn mạnh việc tăng cường kiểm tra đột xuất. Theo đó, KBNN yêu cầu KBNN các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm, thực hiện kiểm tra đột xuất các đơn vị thuộc và trực thuộc, coi đây là công cụ hữu hiệu để nhìn nhận, đánh giá chính xác, thực chất, toàn diện các mặt hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ KBNN; kết hợp giữa tự kiểm tra, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất, qua đó xác định chính xác những rủi ro tiềm ẩn tại đơn vị, để có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.

LP

206 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 782
    • Thành viên Thành viên 2
    • Tổng Tổng 784
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 77499036