Khi công nghiệp hỗ trợ chiếm 64% 

(ĐCSVN) – Khi đạt tới công nghiệp hỗ trợ chiếm 64%, tức là địa phương đã thu hút được gần 1500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài...

 

Cũng từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đã vươn lên xếp thứ 4 cả nước, tăng từ 7 đến 12%/năm. Đồng Nai cũng trở thành địa phương phát triển mạnh về sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam.

Được biết, gần 1.500 dự án có vốn đầu tư nước ngoài ở Đồng Nai có tổng vốn đăng ký xấp xỉ 30 tỷ USD và tỷ lệ giải ngân khoảng 70% vốn đăng ký. Ông Nguyễn Trí Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai cho hay, hiện hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh này thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 2/2020, công nghiệp hỗ trợ của tỉnh này chiếm 62-64% trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của tỉnh. Đồng thời trở thành nơi cung ứng nguyên liệu đầu vào lớn cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Theo mục tiêu của tỉnh Đồng Nai, đến năm 2025, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đạt 30% và đạt 40% vào năm 2030. Tuy nhiên, Đồng Nai hiện tỷ lệ này đã đạt bình quân gần 50%. Có được kết quả này là do Tỉnh đã đi trước cả nước trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tỉnh Đồng Nai, từ hơn 10 năm trước, Tỉnh đã ban hành chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc, trong đó ưu tiên mời gọi các dự án công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường nên dòng vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút được đúng theo yêu cầu Trung ương đề ra.

Sản xuất thiết bị chiếu sáng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch

(Ảnh: Báo Đồng Nai)

Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở Đồng Nai chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp các loại nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng kim loại, điện - điện tử, nhựa, cao su, hóa chất, bao bì... cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và các địa phương khác cũng như xuất khẩu, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai những năm gần đây khá cao, vượt kế hoạch đề ra. Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ đã góp phần hình thành mối liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thực tế cũng cho thấy trong bối cảnh phát triển hiện tại cả doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đều đang chú ý tìm nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước để đáp ứng các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ và hưởng những ưu đãi về thuế quan.

Do đó, để đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh cũng đã đầu tư máy móc hiện đại để đảm bảo sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có chất lượng, số lượng nhất là cho các đơn hàng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn. Để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Đồng Nai đã và đang phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cùng với các chính sách khuyến khích kèm theo, đặc biệt là các chính sách về tài chính, thuế, hỗ trợ kỹ thuật và quản lý…

Việc xây dựng chiến lược đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ cũng được xem là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, bởi việc nâng cao trình độ công nghệ chính là chìa khoá để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, trong định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Đồng Nai cũng sẽ tập trung xây dựng một số cụm liên kết công nghiệp nhằm tập trung phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước có quy mô lớn, đa quốc gia và có năng lực cạnh tranh quốc tế./..

 
K.V
296 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 877
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 877
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88320438