Khai thác titan tại Quảng Trị khiến quê nghèo “dậy sóng” 

Mấy chục km đường bờ biển Quảng Trị khắc nghiệt được thiên nhiên bù đắp bằng nguồn khoáng sản titan khá dồi dào.

Nhiều địa phương ven biển có cái ăn cái mặc nhờ khoáng sản, nhưng ẩn khuất sau những nếp nhà là cuộc tranh đấu chưa có hồi kết.Đến xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) những ngày này không còn chuyện gì khác ngoài titan, loại quặng màu đen huyền bí lẫn trong cát trắng chạy dọc bờ biển bỗng dưng mang đến nỗi lo trên từng nét mặt người dân.

p/Dự án khai thác titan thải ra những đụn cát cao như núi sau khi rút sạch titan.

Dự án khai thác titan thải ra những đụn cát cao như núi sau khi rút sạch titan.

Những dự án “đâm hà bá, phá thổ công”

Ở Vĩnh Linh, quặng titan được khai thách cách đây hơn chục năm do Cty CP khoáng sản Quảng Trị làm chủ đầu tư. Tổng diện tích được Bộ TN&MT cấp phép năm 2008 là 115 ha trải dài qua địa bàn 2 xã Vĩnh Thái và Vĩnh Tú. Sau nhiều năm rút cạn kiệt nguồn “vàng đen”, năm 2015 UBND tỉnh tiếp tục cấp phép cho chủ đầu tư tiếp tục lọc thạch anh trong cát thải, thời gian 26 năm!

Tuy nhiên theo khảo sát của phóng viên, tại thôn Thử Luật (Vĩnh Thái) có hơn 350 ống hút cát xả ra loại hỗn hợp cát và nước đen sì mà theo lời hai nhân công trực máy bơm giải thích là công đoạn lọc tách titan từ cát.
Để lấy titan phải thọc sâu vào lòng đất hút hết cát bằng loại máy công suất cực lớn, sau đó hòa vào hệ thống bơm nước qua đường ống xả chạy dài hàng trăm mét đổ ra bãi lớn, tại điểm tập kết, xe tải chở quặng thô đến nhà máy làm sạch sau đó đóng bao xuất sang Trung Quốc.

Công trường có chiều dài khoảng 1,5km chạy dọc bờ biển, sau khi lọc sạch titan, từng núi cát thải cao hơn hai chục mét sừng sững giữa trời, thấp thoáng từng hố sâu hoắm chưa hoàn thổ, vòng vèo qua từng núi cát là hệ thống phun làm ướt ngăn cát bay vào nhà dân.

Theo cơn lốc titan, hàng trăm ha đất trồng hoa màu của người dân cũng biến mất, nguồn nước ngầm cạn kiệt, hệ thống rừng phi lao phòng hộ đầu nguồn cũng “bốc hơi”. Phía chủ đầu tư chưa trả lại hiện trạng ban đầu, mọi rắc rối phát sinh từ đó.

Nối gót Cty CP khoáng sản, cuối năm 2016 Cty TNHH Thanh Tâm - một doanh nghiệp có “dây mơ rễ má” ở địa phương được Bộ TN&MT giao 75 ha đất rừng đầu nguồn với thời gian 16 năm khai thác, giai đoạn 1 là 20 ha tại thôn Đồng Luật (Vĩnh Thái).

Dự án cũ chưa thực hiện đúng cam kết môi trường, giờ thêm dự án mới. Như giọt nước tràn ly, cơn phẫn nộ bùng lên rồi lan ra đến 90% dân số của xã nói không với titan!

Mất nhiều hơn được

Trao đổi với PV DĐDN, ông Trần Dư Khỏe (thôn Đồng Luật) kể, làng này có từ thời nhà Lê, hai động cát sừng sững như hai cánh cung bảo vệ dân làng qua khói lửa chiến tranh. Thời bình động cát như ngọn hải đăng trời sinh, thuyền chài ra xa 25 hải lý vẫn xác định được hướng trở về mà không cần la bàn. Hơn nữa, nếu dải cát phòng hộ bị phá, sản xuất nông nghiệp sẽ không còn, tính mạng người dân bị đe dọa.

Được biết, diện tích mà Cty Thanh Tâm được cấp phép là nơi đã 3 lần được nhà nước và các dự án phi Chính phủ tài trợ trồng rừng phòng hộ miễn phí. Lần đầu trồng phi lao, trồng rừng tràm, gần đây là dự án Việt – Đức trồng 20 ha tràm, đến nay đã xanh tốt.

Còn ông Nguyễn Đình Lặng cùng thôn Đồng Luật rươm rướm nước mắt: “Chính quyền xã nhiều lần họp dân nhưng không lần nào có kết quả đồng thuận của bà con. Nếu khai thác titan sẽ làm mất nước ngầm, mất đồng cỏ cho mấy trăm con bò, mất hàng chục ha rừng phòng hộ, mất nơi mai táng của dân làng...

1568 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1130
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 1131
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87226517