Khai thác thế mạnh cửa khẩu, phát triển kinh tế- xã hội biên giới 

Sáng nay (26/7), tại thành phố Đông Hà, Quảng Trị, Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại biên giới giữa chính phủ hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh chủ trì hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, các tỉnh biên giới Sơn La, Điện Biên, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa tham dự hội nghị.

Hoạt động xúc tiến thương mại- đầu tư đi vào thực chất

khai tha c the ma nh cu a kha u pha t trie n kinh te xa ho i bien gio i

Sau 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào (Hiệp định), Chính phủ hai nước Việt Nam – Lào đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện Hiệp định. Không ngừng xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thương mại biên giới, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định. Các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư được chú trọng tăng cường, triển khai thường niên, đi vào thực chất, hiệu quả, đa dạng.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Công Thương Lào, Đại sứ quán Lào tại Việt Nam tổ chức 5 Hội nghị phổ biến Hiệp định đến các cơ quan, tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp hai nước; tổ chức 2 Hội thảo phổ biến Hiệp định đến cộng đồng doanh nghiệp hai nước tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Về phát triển mạng lưới chợ biên giới, đến nay trên toàn tuyến biên giới Việt-Lào đã triển khai xây dựng 36 chợ biên giới, chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương (tỉnh Điện Biên 2 chợ, Thanh Hóa 5 chợ, Nghệ An 7 chợ, Hà Tĩnh 6 chợ, Quảng Bình 3 chợ, Quảng Trị 7 chợ, Thừa Thiên Huế 2 chợ, Quảng Nam 1 chợ và Kon Tum 1 chợ). Bên cạnh đó, trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 8 cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu chính, 18 cửa khẩu phụ cùng nhiều đường mòn và có 8 Khu kinh tế cửa khẩu. Các cửa khẩu, Khu kinh tế cửa khẩu được hình thành và ngày càng phát triển ổn định đã tạo động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế, thương mại, dịch vụ và đầu tư của các tỉnh.

Ngoài ra, trong 3 năm qua, các Bộ, ngành của hai nước đã thường xuyên tăng cường các hoạt động hợp tác như tổ chức hội nghị hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt - Lào luân phiên tại mỗi nước để đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, giải pháp cần thiết và xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện Hiệp định. Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Bộ Công Thương Lào xây dựng và vận hành "Trang tin điện tử về hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Lào", thông báo nội dung chính sách giảm thuế suất thuế nhập khẩu cho nhau, áp dụng C/O form S, áp dụng mẫu xác nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định, tổ chức phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước các quy định có liên quan….

khai tha c the ma nh cu a kha u pha t trie n kinh te xa ho i bien gio i
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, thực tế quá trình triển khai thực thi Hiệp định hơn 3 năm qua đã đạt được những kết quả tích cực quan trọng về nhiều mặt, không chỉ trên phương diện thúc đẩy khai thác thế mạnh kinh tế cửa khẩu, tăng cường hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt - Lào mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh biên giới; thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt-Lào, cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu , nâng cao đời sống nhân dân vùng biên giới, góp phần củng cố vững chắc an ninh-quốc phòng khu vực biên giới. Hiệp định Thương mại biên giới cùng Hiệp định Thương mại song phương Việt - Lào; các thỏa thuận hợp tác chung cũng như hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể về đầu tư, giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp được ký kết giữa hai nước đã tạo cơ sở pháp lý và tiền đề tăng cường hợp tác song phương giữa các Bộ, ngành, địa phương hai nước; thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại nói chung và thương mại biên giới hai nước ngày càng phát triển.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn khi thực thi Hiệp định

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực thi Hiệp định cũng đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc cần được quan tâm giải quyết. “Do vậy, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị này để cùng các Bộ, ngành, các tỉnh biên giới, các cơ quan thực thi và cộng đồng doanh nghiệp tiến hành rà soát, đánh giá những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định; chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất kiến nghị, giải pháp tháo gỡ. Mục tiêu là bàn định hướng sửa đổi, bổ sung Hiệp định và các cơ chế, chính sách liên quan; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi Hiệp định góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới trên tuyến biên giới giáp Lào phát triển ổn định, bền vững, góp phần thiết thực xóa đói, giảm ngèo, xây dựng nông thôn miền núi ngày càng phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân vùng biên giới; khai thác được tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh biên giới, bảo đảm an ninh biên giới, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết thêm.

Cũng tại hội nghị, các Bộ, ngành, địa phương biên giới, doanh nghiệp đã trình bày các tham luận nêu lên những mặt thuận lợi, cũng như những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ khi thực thi Hiệp định thời gian qua.

Hội nghị thông qua các giải pháp, phương hướng của Hiệp định trong thời gian đến, đó là: Các tỉnh biên giới chỉ đạo Sở Công Thương, các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Hiệp định và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các cơ quan, tổ chức liên quan, chính quyền địa phương cơ sở, cộng đồng doanh nghiệp và cư dân biên giới. Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh biên giới tăng cường công tác theo dõi thực thi Hiệp định và quy định pháp luật về thương mại biên giới; nắm bắt các khó khăn, vướng mắc phát sinh để xử lý kịp thời. Tổng cục Hải quan, UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo tăng cường công tác theo dõi sát diễn biến tình hình, cập nhật số liệu liên quan đến hoạt động thương mại biên giới phục vụ công tác điều hành chung; tiếp tục thực hiện cơ chế phối hợp trao đổi thông tin định kỳ tình hình hoạt động thương mại biên giới của Tổng cục Hải quan, UBND các tỉnh biên giới với Bộ Công Thương. Các Bộ, ngành, địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng cửa khẩu biên giới, các chợ biên giới theo Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020.

Đồng thời, chú trọng tăng cường tổ chức các Diễn đàn, Hội nghị thúc đẩy kết nối về hạ tầng logistics và khai thông các tuyến đường vận tải hàng hóa giữa Việt Nam, Lào và các nước trong khu vực. Tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện mô hình “một cửa, một lần dừng” tại cặp cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Đensavẳn để có cơ sở xem xét, áp dụng tại một số cặp cửa khẩu khác trong thời gian tới. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra tình hình thực thi Hiệp định và quy định pháp luật về thương mại biên giới; phối hợp với phía Lào tổ chức thường niên các Đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện Thỏa thuận Hà Nội năm 2007 tại các cặp cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thị trường vùng biên giới Việt Nam - Lào góp phần ngăn chặn việc buôn bán hàng lậu, gian lận thương mại…

Nguyễn Tuấn

515 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1117
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1117
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87147194