Khai phá thị trường Internet vạn vật của Việt Nam 

(Chinhphu.vn) - Ngay từ bây giờ, các giải pháp phải được triển khai thì mới có thể hiện thực hóa chiến lược của Việt Nam: Đến năm 2020, mỗi hộ gia đình cơ bản có một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một smartphone (điện thoại thông minh) và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho Internet vạn vật.

 

Ông Cao Đức Phát, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: Tạp chí Công thương

Từ ngày 23-24/10, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smarst IoT Việt Nam 2018 với chủ đề "Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật của Việt Nam".

Hội thảo có sự tham dự của gần 1.200 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có nhiều chuyên gia quốc tế, tập trung vào các vấn đề: “Bảo đảm an toàn và an ninh mạng trong kỷ nguyên IoT Việt Nam”, “Ứng dụng IoT trong đô thị thông minh” và “IoT và cuộc cách mạng trong ngành sản xuất”.

Theo các đại biểu, IoT phải là cuộc cách mạng chính sách và công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh. Hiện nay, Việt Nam cần sớm hoàn thiện thể chế theo hướng tạo sự thuận lợi cho các hoạt động kinh tế số, đổi mới, sáng tạo các mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Do đó, ngay từ bây giờ, các giải pháp đó phải được triển khai thì mới có thể hiện thực hóa chiến lược của Việt Nam: Đến năm 2020, mỗi hộ gia đình cơ bản có một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một smartphone (điện thoại thông minh) và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT. Khi đó, Việt Nam sẽ là số ít các nước bảo đảm cho hạ tầng kết nối IoT. 

Ngoài ra, nhiều ý kiến quan tâm đến đến việc phải phát triển một nền công nghiệp về an ninh mạng, đồng thời coi IoT là một ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp sản xuất sensor…

Trong phiên hội thảo chuyên đề về “Ứng dụng IoT trong đô thị thông minh”, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TPHCM cho biết, đang triển khai đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025 với mục tiêu là giải quyết các bức xúc của thành phố như giảm ùn tắc giao thông, giảm 70% ô nhiễm không khí.

BT

471 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 654
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 654
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87206871