Kết quả thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW, ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư “Về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 

15 năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) “về tăng cường sự lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”.

Việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW được các cấp, các ngành tiến hành nghiêm túc, đã tạo được sự chuyển biến nhận thức về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai với nhiều cách làm có hiệu quả. Bước đầu đã phát huy sức mạnh của toàn xã hội cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tổ chức bộ máy phòng, chống HIV/AIDS được thành lập, từng bước củng cố, hoàn thiện và hoạt động ngày càng có hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thường xuyên tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư phát huy truyền thống tương thân, tương ái, cùng tham gia hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS, nhất là việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; đồng thời, tạo điều kiện để những người nhiễm bệnh và gia đình thấy rõ trách nhiệm, tự giác và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; khuyến khích các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Với cách làm đó, đã huy động được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng dân cư, xã hội tạo điều kiện cho các cá nhân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình ổn định kinh tế, chăm sóc, điều trị người bệnh.

Ngân sách phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS cơ bản đảm bảo. Từ năm 2008 đến năm 2020, ngân sách Trung ương cấp hơn 26 tỷ đồng để triển khai các chương trình: dự phòng lây nhiễm HIV; chăm sóc và điều trị toàn diện; tăng cường năng lực và chương trình theo dõi giám sát, đánh giá. Cùng với ngân sách Trung ương, mỗi năm tỉnh trích ngân sách địa phương từ 300.000 – 700.000 triệu đồng cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS phục vụ công tác can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp thường xuyên tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư phát huy truyền thống tương thân, tương ái cùng tham gia hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS, nhất là việc chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; đồng thời tạo điều kiện để những người nhiễm bệnh và gia đình thấy rõ trách nhiệm, tự giác và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; khuyến khích các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Với cách làm đó, đã huy động được sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ của cộng đồng dân cư, xã hội tạo điều kiện cho các cá nhân người nhiễm HIV/AIDS và gia đình ổn định kinh tế, chăm sóc, điều trị người bệnh.

Tuy nhiên, tình hình tệ nạn ma túy, HIV/AIDS diễn biến phức tạp; đối tượng sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa, tổ chức sử dụng trái phép ma túy theo từng nhóm, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS, trong khi đó, công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng chưa thực hiện đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp giữa ngành y tế và các ban, ngành, đoàn thể trong thực hiện chương trình phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế. Công tác phối hợp tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS chưa được thường xuyên, sâu rộng. Đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, kinh nghiệm, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm. Sự hỗ trợ xã hội cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, nhất là tạo công ăn việc làm để ổn định cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn. Việc cung cấp các dịch vụ can thiệp nhằm giảm lây lan nhiễm HIV cho nhóm người dễ lây lan triển khai thực hiện còn hạn chế. Một bộ phận người dân vẫn còn kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

Thời gian đến, để thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 54-CT/TW đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền giáo dục trong cộng đồng dân cư, đến từng người dân, từng gia đình, nhất là đối tượng thanh thiếu niên và nhóm người có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao (tiêm chích ma túy, mại dâm...), xây dựng thái độ, hành vi ứng xử và nhận thức đúng đắn về nguy cơ và hiểm họa của đại dịch HIV/AIDS; chống phân biệt kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS. Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, lấy dự phòng là chính. Gắn công tác phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống các tệ nạn xã hội với xây dựng gia đình, khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học văn hóa; xây dựng lối sống lành mạnh...

Đẩy mạnh các phong trào toàn dân tham gia phòng, chống AIDS tại cộng đồng dân cư; chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và các phong trào dựa vào cộng đồng nhằm huy động toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của các ban chỉ đạo, đội ngũ cộng tác viên làm công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường phối hợp liên ngành tuyên truyền vận động, giáo dục nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS. Quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phòng, chống HIV/AIDS, có chính sách đãi ngộ và tạo điều kiện phát huy năng lực của đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS ở các cấp, gắn kết chặt chẽ việc đào tạo với sử dụng.

Đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội, để hạn chế lây truyền HIV/AIDS ra cộng đồng. Thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong lĩnh vực y tế, quản lý bệnh lây truyền qua đường tình dục, không kỳ thị, phân biệt đối xử, giúp người bệnh HIV/AIDS hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. T.Trang

520 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 935
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 935
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87013012