Huy động vốn của các tổ chức tín dụng đạt 22.963 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay đạt 35.209 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,11%/ tổng dư nợ. Lãi suất trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định so với tháng trước. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 6 - 9%/năm, cho vay trung dài hạn 9 - 11%/năm.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng có nhiều nỗ lực trong việc triển khai các chương trình tín dụng trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
- Triển khai thực hiện cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ: tổng số tiền cho vay đối với 117 chủ tàu, đạt 436,97 tỷ đồng. Dự nợ cho vay là 382,58 tỷ đồng, trong đó nợ xấu 142,19 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ vay đối với chương trình này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã báo cáo kịp thời Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đề xuất các kiến nghị để chỉ đạo các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ vay.
- Cho vay theo Nghị quyết 30a của Chính phủ: dư nợ cho vay ưu đãi lãi suất đối với huyện nghèo Đakrông là 41,98 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho vay 34,7 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 7,28 tỷ đồng.
- Về cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội: Nguồn vốn tín dụng được giải ngân cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động, học sinh sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…, với tổng dự nợ (tính đến 15/02/2020) đạt 2.690 tỷ đồng, tăng 2,48% so với cuối năm 2018.
Công tác thanh toán, điều hòa lưu thông tiền tệ, cung ứng đủ khối lượng tiền mặt ra lưu thông và tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt đảm bảo an toàn, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nền kinh tế. Lê Duy