Kết quả công tác giáo dục liêm chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 

Công tác giáo dục liêm chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là nền tảng để xây dựng ý thức và thực hành liêm chính của cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị.

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác giáo dục liêm chính, trong thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị luôn coi công tác giáo dục liêm chính là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên triển khai thực hiện nghiêm, chất lượng, hiệu quả việc học tập, nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, các văn bản, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục liêm chính và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị để tổ chức thực hiện. Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức quán triệt, triển khai kịp thời, đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và ban hành hơn 100 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giáo dục liêm chính trên địa bàn tỉnh. Tổ chức sơ kết, tổng kết 22 chủ trương về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân  dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, công tác giáo dục liêm chính nói riêng gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII, Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; tích cực triển khai tuyên truyền, quán triệt sâu rộng và thực hiện có hiệu quả các văn bản liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Công văn số 1288-CV/TU, ngày 22/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Kịp thời cụ thể hóa và triển khai đến các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện các văn bản của Trung ương về kiểm soát quyền lực như: Quy định số 114-QĐ/TW, ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán; Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án... Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 103-KH/TU, ngày 07/4/2023 về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo thực hiện Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện công tác giáo dục liêm chính đối với cán bộ, đảng viên; yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp, nhất là người đứng đầu phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. 

Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, công tác giáo dục liêm chính nói riêng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chọn chủ đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” và tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai rộng rãi trong toàn tỉnh; tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai một số nghị quyết của Bộ Chính trị, quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và nghiên cứu, học tập tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn, định hướng các Chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nội dung tác phẩm. 

Các huyện, thị, thành ủy đã bám sát các quy định của Trung ương, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị để ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện sát với tình hình thực tế của địa phương, đã xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các chủ trương của tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, về công tác giáo dục liêm chính nói riêng. 10/10 huyện, thị, thành ủy thành lập Tổ giúp việc ban thường vụ cấp ủy về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng để tham mưu cho cấp ủy cấp huyện về công tác này. 100% các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị ban hành các văn bản về tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quy định về ứng xử và văn hóa công vụ, quy tắc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hằng năm nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục liêm chính cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên nhiều lĩnh vực như: Quản lý thu, chi tài chính ngân sách nhà nước; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý sử dụng đất; mua sắm tài sản công; chỉ đạo tiếp tục thực hiện và giám sát việc tổ chức thực hiện quy chế văn hoá công sở, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của ngành gắn với công tác thi đua khen thưởng. Hằng năm, yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện ký cam kết tu dưỡng, rèn luyện và thực hiện nhiệm vụ của đảng viên trong đó có nội dung về phòng, chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực đến từng cán bộ, công chức; 100% đảng viên, cán bộ, công chức đã thực hiện đầy đủ việc ký cam kết.

Chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giáo dục liêm chính định kỳ hàng quý đến ban tuyên giáo các huyện, thị, thành ủy, các đảng ủy trực thuộc, các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức hội nghị thông tin tuyên truyền về công tác PCTNTC cho cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nghỉ hưu trên địa bàn và báo cáo viên Tỉnh ủy định kỳ; triển khai việc khảo sát, điều tra dư luận xã hội về hiệu quả công tác PCTNTC trên địa bàn tỉnh gắn với khảo sát kết quả thực hiện Bộ chỉ số đánh giá phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ… Chỉ đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng và phát sóng Chuyên mục nội chính và phòng, chống tham nhũng hằng tháng, trong đó có nội dung về giáo dục liêm chính.

Từ năm 2016 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức 04 hội nghị tập huấn nghiệp vụ và phổ biến, quán triệt các văn bản mới về công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho hơn 1.000 lượt cán bộ lãnh đạo và công chức tham mưu công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức 06 hội nghị tập huấn về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp cho gần 1.000 lượt gồm các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành cấp tỉnh, các đồng chí lãnh đạo huyện, thị, thành; tổ giúp việc Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh; tổ giúp việc ban thường vụ các huyện, thị, thành ủy và cán bộ trực tiếp tham mưu công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các sở, ban, ngành.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh đã chú trọng triển khai công tác giáo dục liêm chính thông qua các phiên họp Ban Chỉ đạo thường kỳ, thông báo kết luận sau phiên họp để giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân; chỉ đạo đưa nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giáo dục liêm chính vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, các trường THPT trên địa bàn tỉnh; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ, tăng cường, siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hoàn thành quy trình xử lý hồ sơ tại bộ phận “một cửa” liên thông theo hướng hiện đại; tập trung xây dựng, ban hành và thực hiện quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ISO; toàn tỉnh có 20/20 sở, ban, ngành và 10/10 huyện, thị, thành phố và 125/125 xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; có 100% các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã thực hiện trả lương qua tài khoản; phần lớn việc thanh toán sử dụng các nguồn ngân sách Nhà nước đều thực hiện bằng hình thức chuyển khoản qua Kho bạc Nhà nước để kiểm soát, theo dõi, quản lý, đối chiếu theo quy định, hạn chế thấp nhất việc giao dịch bằng tiền mặt nhằm phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Việc minh bạch trong xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính và tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý hành chính.

Kết quả giáo dục liêm chính trên địa bàn tỉnh đã thu được kết quả đáng ghi nhận, phát huy được vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò của Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; quá trình triển khai đã quan tâm thực hiện phương châm lấy phòng ngừa là chính và thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Thông qua công tác giáo dục liêm chính đã rèn luyện ý thức tự giác, tự tu dưỡng, tận tâm, tận lực cống hiến trí tuệ, sức lực cho Đảng, phụng sự đất nước và phục vụ Nhân dân, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong phục vụ người dân, nhất là trong thực hiện các thủ tục hành chính, giảm thiểu tình trạng “tham nhũng vặt”, góp phần ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của đất nước ta. Thủy Phương

138 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin tổng hợp

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1392
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1392
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 84190262