Kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn 

(Chinhphu.vn) - Chiều 13/ 11, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Liên hiệp Hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA) đã ký kết thỏa thuận hợp tác về phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, thực phẩm an toàn giữa doanh nghiệp-hợp tác xã-các chủ thể có liên quan.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, vấn đề của nông nghiệp Việt Nam hiện nay là tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm chi phí (về sản xuất, vận chuyển, thời gian sản xuất sản phẩm…). Để làm điều này phải liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng nhận định, có hai vấn đề khó nhất là xây dựng vùng nguyên liệu lớn, ổn định và nhận thức của người tham gia hợp tác xã cũng như  của người trong hợp tác xã. Người tham gia vào hợp tác xã vẫn còn tư tưởng vào thì sẽ được Nhà nước cho cái gì, người trong hợp tác xã khi liên kết với doanh nghiệp cũng chỉ nghĩ đến doanh nghiệp cho cái gì. Do đó, để thay đổi tư tưởng này, quan trọng nhất vẫn là ý thức của giám đốc, hội đồng quản trị hợp tác xã.

Đã phát triển mô hình liên kết sản xuất mía với hợp tác xã, nông dân từ những năm 90 và nay hợp tác sản xuất thêm các loại rau quả an toàn, chất lượng cao, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn cho rằng, doanh nghiệp phải đóng cổ phần với hợp tác xã, bảo đảm sản xuất bền vững từ đồng ruộng tới thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi xuất cho nông dân, để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong thực hiện liên kết.
 

Ảnh: VGP/Đỗ Hương


 Theo ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông nghiệp nông thôn,  hiện cả nước có khoảng 400 chuỗi liên kết. Các địa phương rất quyết liệt xây dựng các chuỗi liên kết. Nhu cầu liên kết của các hợp tác xã rất lớn, bởi quy mô sản xuất nhỏ, nhu cầu về đầu ra rất lớn. Tuy nhiên, những mối liên kết còn lúng túng, vì chưa có những mô hình cụ thể, trách nhiệm của các bên (nhà nước, người dân, doanh nghiệp) như thế nào.

Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cũng ký kết với Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Công ty TNHH Toản Xuân, Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai.

Hiện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông và Liên hiệp hợp tác xã tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam đã hoàn hiện Đề án “Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản an toàn Việt Nam”, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ ngành liên quan thẩm định, trình Chính phủ phê duyệt. Trong đó, trọng tâm là đề xuất xây dựng thí điểm Trung tâm kết nối sản xuất sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn Việt Nam theo vùng và liên vùng.

Trung tâm sẽ làm nhiệm vụ chính là quản lý, phân phối, cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị, công nghệ… và bao tiêu đầu ra cho các hợp tác xã, các chủ thể liên quan trong vùng và liên vùng.

Trung tâm sẽ kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, để các loại nông sản đến tay người tiêu dùng có lý lịch rõ ràng, hồ sơ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chặt chẽ, minh bạch.
 
Từ đó xây dựng một nền nông nghiệp an toàn, nâng cao tính hiệu quả, quản lý được chất lượng đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra. Từng bước làm minh bạch hóa thị trường nông sản an toàn và trở thành nơi kết nối, phân phối các sản phẩm nông sản an toàn cho người tiêu dùng thông qua hệ thống bán lẻ truyền thống và tiến tới xuất khẩu.
 

                                                            Đỗ Hương
465 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 824
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 824
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87233978