Mục đích của phong trào thi đua nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức - chính trị - xã hôih, lực lượng vũ trang. Xác định đúng mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận trọng giai đoạn hiện nay để lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” và xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong từng cơ quan, đơn vị.
Động viên và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân; nâng cao ý thức tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra.
Đảm bảo thiết thực, hiệu quả; tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm mà cấp uỷ, chính quyền địa phương, đơn vị đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, những vấn đề mới khó khăn, phức tạp ở cơ sở.
Căn cứ vào tình hình thực tế, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ để từng địa phương, cơ quan, đơn vị thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” với những nội dung cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, được tổ chức thường xuyên, sâu rộng cùng với các phong trào thi đua yêu nước có tính bền vững, lan toả trong cộng đồng, thu hút được đông đảo Nhân dân tham gia như: các mô hình về an ninh trật tự; mô hình về sản xuất, kinh doanh; mô hình về xây dựng nông thôn mới... Đặc biệt, có thể hướng về xây dựng được những mô hình tốt, góp phần phòng, chống biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dân vận gắn với Nghị quyết số 250NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; với Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016, của BCH Trung ương khóa XII “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ”... và các chỉ thị, nghị quyết, kết luận khác của Đảng để có một phong trào thi đua toàn diện, rộng khắp, thực chất và hiệu quả.
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” với quán triệt tư tưởng và phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận theo hướng vì Nhân dân, chăm lo, nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân. Phát huy trách nhiệm nêu gương, tự giác của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác, trong sinh hoạt để quần chúng Nhân dân tin tưởng và noi theo. Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước thực hiện chế độ “Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân”; xây dựng và thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Quan tâm giải quyết kịp thời đơn thư, khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc của Nhân dân ngay tại cơ sở.
Duy trì, phát triển bền vững những mô hình “Dân vận khéo” đã có. Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm, phổ biến cách làm hay, sáng tạo, gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”. T.T (biên tập)