Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em giai đoạn 2018-2022 

Tại Ðiều 77, Chương V của Luật Trẻ em năm 2016 chỉ rõ: Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em, với nhiệm vụ thường xuyên lắng nghe, tiếp nhận và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của trẻ em, chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức về vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em giai đoạn 2018-2022.

Theo đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã đề ra 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, đó là:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức đại điện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em. Tuyên truyền cho trẻ em về các nội dung cơ bản của Luật trẻ em, đặc biệt là quyền và bổn phận của trẻ em và nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.

Thành lập bộ phận thực hiện nhiệm vụ đại điện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. Ban Thường vụ các huyện, thị, thành Đoàn là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm nắm bắt tình hình trẻ em, tham mưu triển khai thực hiện Luật trẻ em năm 2016. Các đồng chí Bí thư, Phó bí thư Đoàn xã, phường, thị trấn, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội thực hiện nhiệm vụ nắm bắt tình hình trẻ em, tham gia thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em. Phối hợp các ngành liên quan tham gia xử lý các vụ việc liên quan đến trẻ em tại địa phương và Liên đội.

Củng cố, nâng cao năng lực công tác của cán bộ thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em. Hàng năm, các cấp bộ Đoàn định kỳ tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, thường xuyên có phương thức cập nhật thông tin, trang bị kỹ năng cán bộ Đoàn, cán bộ phụ trách thiếu nhi về công tác Đội, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Thành lập CLB trợ giúp, tư vấn của Đoàn; lồng ghép các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các liên hoan, hội thi cho đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ phụ trách thiếu nhi các cấp.

Tăng cường nắm bắt, tiếp nhận thông tin về tình hình trẻ em, tham gia bảo vệ trẻ em. Mỗi cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên làm Tổng phụ trách đội có trách nhiệm nắm bắt tình hình trẻ em xảy ra trên địa bàn; kịp thời thông tin đến Đoàn cấp trên khi có vụ việc liên quan đến trẻ em xảy ra trên địa bàn; tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ trẻ em, gia đình trẻ em là nạn nhân của xâm hại, tai nạn, thương tích. Có văn bản và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để kịp thời bảo vệ trẻ em, giải quyết các vụ việc liên quan đến trẻ em trên địa bàn.

Tổ chức lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em; tổng hợp, chuyển ý kiến, kiến nghị của trẻ em. Lựa chọn các trẻ em tiêu biểu, đảm bảo tính đại diện tham gia CLB “Quyền trẻ em” tỉnh. Tập huấn, hướng dẫn và tổ chức cho nhóm trẻ em nồng cốt tham gia vào các hoạt động lấy ý kiến trẻ em, mô hình phát huy quyền tham gia của trẻ em tại địa phương. Tham mưu để lãnh đạo địa phương gặp gỡ, đối thoại, lắng nghe ý kiến của đại diện trẻ em mỗi năm 01 lần. Phối hợp triển khai các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em và các vấn đề trẻ em.  Xây dựng các CLB đội, nhóm sinh hoạt của trẻ em trong nhà trường để phát huy quyền tham gia của trẻ em.

Giám sát việc thực hiện quyền trẻ em trên cơ sở ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. Đưa nội dung giám sát, phản biện xã hội về các vấn đề liên quan trẻ em trong nội dung làm việc định kỳ của Hội đồng đội, BCH Đoàn các cấp.

Phối hợp các ngành, các cơ quan, tổ chức để thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. Thủy Phương

 

3030 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 972
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 972
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87197434