Kế hoạch bảo tồn loài Chà vá chân nâu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030  

Tỉnh Quảng Trị vừa có kế hoạch bảo tồn loài Chà vá chân nâu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tập trung vào các khu vực: Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và các khu vực thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn; Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và các khu vực thuộc vùng đệm của khu bảo tồn; Khu Rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải: Khu rừng tự nhiên tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh là đầu nguồn của các con sông: Bến Hải, Sê Păng Hiêng, Kiên Giang và sông Ranh; Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học kết nối Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Kế hoạch bảo tồn loài Chà vá chân nâu hướng tới việc duy trì và nâng cao kích thước quần thể, giảm thiểu các mối đe dọa tới loài, duy trì sự ổn định chất lượng sinh cảnh sống của loài.

Chá vá chân nâu là loài thú được xác định nhạy cảm với biến đổi khí hậu, vì vậy cần kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học vùng Trung Trường Sơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ngoài hệ sinh thái rừng trong các khu bảo tồn, việc duy trì chất lượng rừng ở các khu vực nằm trên hành lang đa dạng sinh học nối khu bảo  tồn  Đakrông  và  khu  bảo  tồn  Bắc  Hướng  Hóa  cũng  cần  được  chú  ý  và  ưu  tiên thực hiện. Đây sẽ là không gian phát tán của các loài thực vật, không gian di chuyển của một số loài động vật trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Các hoạt động của Kế hoạch bảo tồn loài Chà vá chân nâu được xây dựng căn cứ vào các cơ sở pháp lý, tình trạng và phân bố Chà vá chân nâu trên toàn tỉnh, các mối đe dọa tới Chà vá chân nâu và hạn chế của các khu bảo tồn trong quản lý và bảo tồn tài nguyên của khu vực. Ngoài ra, các chương trình kế hoạch hành động của các khu bảo tồn đã xây dựng được ưu tiên và không lặp lại trong xây dựng Kế hoạch này. Các nội dung chính của Kế hoạch được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên bao gồm: Điều tra kích thước quần thể và phân bố của loài Chà vá chân nâu trên toàn tỉnh trong 02 năm 2019 và 2020; Lồng ghép hoạt động giám sát tình trạng và phân bố Chà vá chân nâu trong công tác quản lý các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh: Giai đoạn 2021 - 2025; Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật để bảo vệ loài Chà vá chân nâu và môi trường sống của chúng: Giai đoạn 2019 - 2025; Nâng cao nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo tồn Chà vá chân nâu thông qua các chương trình giáo dục bảo tồn: Giai đoạn 2019 - 2025; Nâng  cao  năng  lực bảo  tồn  loài  Chà vá  chân nâu  cho  các  khu bảo  tồn:  Giai đoạn 2020 - 2025.

Để  thực  hiện  tốt  các  hoạt  động  trong  Kế  hoạch,  UBND  tỉnh  chủ  trương  lồng ghép, đưa các nội dung trong Kế hoạch vào các quy hoạch và cơ chế, chính sách của tỉnh. Bên cạnh đó, các hoạt động về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được xem là hoạt động ưu tiên trong việc kêu gọi đầu tư, tài trợ từ các tổ chức trong nước  và  quốc  tế,  khuyến  khích  các  doanh  nghiệp,  các  nhà  khoa  học,  tổ  chức  trong nước và quốc tế nghiên cứu và hợp tác triển khai các chương trình, dự án trong Kế hoạch.

Các khu bảo tồn tăng cường hệ thống thông tin, nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thường xuyên cập  nhật tình hình bảo vệ rừng.  Các khu bảo tồn xây  dựng hệ  thống  cảnh báo  cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng. Sau khi các lớp tập huấn kỹ năng điều tra và giám sát Chà vá chân nâu và quản lý  bảo  tồn  đa  dạng  sinh  học  kết  thúc,  các  cán  bộ  tham  gia  tập  huấn,  tổ  chức  nhóm chia sẻ kỹ năng và tổ chức thực hiện. Hàng  năm,  các  khu  bảo  tồn  cần  có  các  lớp  tập  huấn  tương  tự  nhằm  bổ  sung thông tin và phát triển nguồn nhân lực cho tất cả các cán bộ khu bảo tồn, đặc biệt là các cán bộ trẻ chưa được tham gia các lớp tập huấn. Thông qua các lớp thăm quan, học tập về mô hình cứu hộ Chà vá chân nâu, các cán bộ  tham  gia  khóa  học hoàn thiện  kỹ  năng  tiếp  nhận,  sơ  cứu  và  xử  lý bước  đầu trong việc cứu hộ Chà vá chân nâu. Các khu bảo tồn xây dựng hệ thống chuồng trại tạm thời để kịp thời cứu chữa các cá thể Chà vá chân nâu bị thương. Các khu bảo tồn thiết  lập  hệ  thống  thông  tin  liên  lạc  thường  xuyên  với  các  Trung  tâm  cứu  hộ  để chuyển giao các cá thể thu được từ các vụ buôn bán trái phép.  Ngoài  ra,  cần khuyến  khích  cán bộ  của  các  khu bảo  tồn  tham  gia  các  chương trình đào tạo đại học và sau đại học liên quan tới bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa  dạng  sinh  học. Trong  mỗi  khu bảo  tồn,  cần  có  cán bộ  nghiên  cứu  chuyên  sâu  về nhóm Linh trưởng nói chung và Chà vá chân nâu nói riêng.

Để hoạt động tuyên truyền bảo tồn loài Chà vá chân nâu có hiệu quả và tránh lãng phí, Ban quản lý các khu bảo tồn tổ chức họp thôn tại các khu vực có nhiều đồng bào dân  tộc sinh sống  có phong  tục  săn bắn. Ngoài những tờ rơi, tranh treo tường, áo tuyên tuyền, các cán bộ tuyên truyền cần hướng dẫn người dân tác hại của săn bắn trái phép Chà vá chân nâu và các loài quý hiếm khác thuộc danh mục bảo vệ của Việt Nam. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa trong các trường học cũng cần được hỗ trợ nguồn kinh phí để trở thành các hoạt động thường niên hướng đến giáo dục bảo tồn từ các thế hệ trẻ. Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật cần bổ sung các kỹ năng tiếp cận xã hội cho cán  bộ  khu  bảo  tồn  nhằm  cùng  với  chính  quyền  động  viên  người  dân  địa  phương tham  gia  công  tác  bảo  tồn  cũng  như  củng  cố  và  xây  dựng  mối  quan  hệ  với  các  cơ quan, đoàn thể trong vùng để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức phi Chính phủ. Lê Trang (tổng hợp)

 

1111 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.
Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 872
    • Thành viên Thành viên 1
    • Tổng Tổng 873
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87227432