Hy vọng nào cho bóng đá nam châu Á tại Olympic Tokyo 2020? 

Nếu xét trên bình diện cấp độ đội tuyển quốc gia, có thể khẳng định còn lâu nữa khoảng cách bóng đá giữa các châu lục mới được san lấp. (TTXVN/Vietnam+)
Hy vọng nào cho bóng đá nam châu Á tại Olympic Tokyo 2020?

Bóng đá nam châu Á chưa bao giờ được coi là đối trọng xứng tầm với các nền bóng đá ở những châu lục khác.

Nhưng ở Olympic, với sân chơi dành cho các cầu thủ trẻ, bóng đá châu Á hoàn toàn có thể mơ mộng.

Giữa châu Á với châu Âu, châu Mỹ vẫn tồn tại một khoảng cách khá lớn về bóng đá. Nhiều năm qua, với sự phát triển mạnh của bóng đá châu Á thì khoảng cách này vẫn không được thu hẹp quá nhiều. Lý do bởi châu Á phát triển, bóng đá châu Âu, châu Mỹ cũng phát triển, thậm chí là nhanh hơn.

Nếu xét trên bình diện cấp độ đội tuyển quốc gia, có thể khẳng định còn lâu nữa khoảng cách bóng đá giữa các châu lục mới được san lấp.

Nhưng nếu là ở sân chơi trẻ, cụ thể là Olympic, các đội trẻ châu Á cho thấy họ có quyền mơ về những tấm huy chương.

Thực tế cũng chỉ ra là trong lịch sử, các đội Olympic của châu Á đã lọt vào Top 3 và 4 của Thế vận hội.

Tại Thế vận hội Mexico 1968, đội bóng đá nam Olympic Nhật Bản đã lọt tới trận tranh huy chương đồng và giành chiến thắng 2-0 trước đội chủ nhà Mexico.

Tại London 2012, có tới hai đội bóng châu Á lọt tới vòng bán kết là Olympic Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ở trận tranh huy chương đồng (cùng thua ở bán kết), Olympic Hàn Quốc đã giành chiến thắng 2-0 trước người hàng xóm Nhật Bản.

Tại sao lại có sự khác biệt quá lớn giữa các đội tuyển quốc gia và đội trẻ? Theo phân tích của chuyên gia Gabriel Marcotti, lý do chủ quan xuất phát từ chính các Liên đoàn bóng đá của mỗi quốc gia, khi họ không muốn (hoặc không thể) thuyết phục được các câu lạc bộ bóng đá nhả các cầu thủ trẻ, những người đang và sẽ là trụ cột của câu lạc bộ đó về dự Olympic.

Lý do bởi Olympic thường diễn ra vào tháng 8, thời điểm mùa giải mới chuẩn bị bắt đầu, nên việc các câu lạc bộ nhả các ngôi sao trẻ là điều hạn chế.

Ngược lại, với bóng đá châu Á, trừ các ngôi sao đang chơi bóng ở các câu lạc bộ châu Âu, hầu hết các Liên đoàn đều có thể tập trung các cầu thủ trẻ dễ dàng hơn. Nhờ đó, họ có được những cầu thủ trẻ chất lượng để phục vụ cho mỗi kỳ thế vận hội.

Một lý do khác là việc một số đội bóng hàng đầu châu Á sẵn sàng vạch ra một chiến lược dài hơi, cho thấy sự quyết tâm của họ. Ví dụ điển hình nhất là Nhật Bản.

Với đội hình dự Olympic hiện tại, Nhật đã xây dựng một thế hệ cầu thủ trẻ từ cách đây 5 năm. Để trau dồi kinh nghiệm, Liên đoàn bóng đá Nhật đã sử dụng đội hình này dự ASIAD 2019, thời điểm các cầu thủ trẻ của họ mới chỉ 19 và 20 tuổi.

Bây giờ, sau khi kinh qua nhiều giải đấu ở các cấp độ khác nhau, Nhật Bản có một đội Olympic giàu kinh nghiệm bậc nhất trong số các đội bóng châu Á.

Thực tế, giữa bóng đá châu Á với bóng đá các châu lục khác vẫn còn tồn tại một khoảng cách lớn.

Thế nên, thật khó để kỳ vọng các đội bóng châu Á mơ đến tấm huy chương vàng lần đầu tiên trong lịch sử của một kỳ Olympic. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không thể kỳ vọng vào 4 đại diện châu Á tại Olympic Tokyo.

Ở lượt trận đầu tiên của vòng bảng vừa diễn ra, chủ nhà Nhật Bản đã thắng Nam Phi 1-0, Hàn Quốc thua New Zealand 0-1, Saudi Arabia thua Côte d'Ivoire 1-2,  trong khi Australia bất ngờ thắng Argentina 2-0.

Chiến thắng của Nhật Bản và Australia trong ngày ra quân sẽ là điểm tựa cực lớn để bóng đá châu Á có quyền mơ mộng ở kỳ Olympic này./.

(TTXVN/Vietnam+)
401 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Thể thao

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 431
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 431
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88611812