Tổng quan kinh tế - xã hội của huyện đã có bước phát triển tích cực so với năm 2021, ước thực hiện đạt và vượt 20 chỉ tiêu/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) ước tăng 11,07% so với năm 2021 (KH tăng 8-9%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 8,31%/KH tăng 3-4%, khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 10,85%/KH tăng 7,5-8,5%, khu vực thương mại - dịch vụ ước tăng 12,30%/KH tăng 9-10%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo hướng giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Cụ thể: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản ước chiếm 23,4%/KH 24,5-25,5%; công nghiệp - xây dựng ước chiếm 31,6%/KH 31,0-31,5%; thương mại dịch vụ ước chiếm 45,0%/KH 43,0-44,5% trong tổng giá trị sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 55,3 triệu đồng/KH 55-56 triệu đồng, tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2021. Thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 285 tỷ đồng, tăng 18,4%/KH tăng 10-12%. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong năm ước đạt 2.337 tỷ đồng/KH 2.000-2.100 tỷ đồng, tăng 258 tỷ đồng so với năm 2021. Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 38.198 tấn/KH 41.000-42.000 tấn. Năng suất lúa bình quân đạt 50,4 tạ/ha/KH 55 - 56 tạ/ha. Ổn định diện tích cây cao su và hồ tiêu hiện có. Tổng đàn trâu, bò đạt 16.133 con/KH 16.200-16.500 con, đàn lợn 61.280 con/KH 43.000-45.000 con, đàn gia cầm 1.031.200con/KH 750.000-795.000 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 869,7 ha /KH 850-875 ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.292 tấn/KH 2.200-2.300 tấn; sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 3.729/KH 3.400-3.650 tấn. Trồng mới được 2.637 ha/KH 1.900-2.000 ha rừng tập trung. Khai thác được 247.500 m3 gỗ rừng trồng/KH 160.000-180.000m3. Đến cuối năm 2022 toàn huyện có 384/KH 460-470 doanh nghiệp, 6.970/KH 6.900-7.100 hộ kinh doanh cá thể, 72 HTX/KH 69-70 hợp tác xã, 520 tổ hợp tác/KH 520-530 tổ hợp tác. ước có 13/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 1-2 bản/KH tăng 1-2 bản đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 15 thôn/KH tăng 10-12 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, xã Vĩnh Ô đạt 13 tiêu chí/KH 13-14 tiêu chí, xã Vĩnh Khê đạt 15 tiêu chí/KH 18-19 tiêu chí. Ước tạo việc làm mới cho 2.072 lao động/KH 1.800-2.000 lao động; trong đó đi xuất khẩu nước ngoài 177 lao động/KH 130-150 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68,05%/KH 68%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 46,03%/KH 46%. Tốc độ phát triển dân số tự nhiên ở mức 0,59%/KH dưới 0,8%. Duy trì 100% xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020; 99% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin. Kết quả rà soát sơ bộ theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025, tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều bình quân toàn huyện ở mức 2,98%, giảm 1,03%/KH giảm 0,5-1,0%; trong đó xã Vĩnh Ô giảm 10,41%, Vĩnh Khê giảm 4,63%, xã Vĩnh Hà giảm 2,60%/KH Vĩnh Ô giảm 10%, xã Vĩnh Khê, Vĩnh Hà mỗi xã giảm 7%. 142/149 thôn, bản, khu phố được công nhận văn hóa (KH 147-149); 113/113 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt danh hiệu văn hóa. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,7%/KH 96%, tăng 3,7% so với năm 2021. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động tham gia BHXH tự nguyện đạt 10,8%/KH 10,5-10,8%. Giữ vững 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục các bậc học. Số trường học đạt chuẩn Quốc gia có 42 trường, đạt 82%/KH 80-82%, trong đó có 07 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt 18,5%/KH 11-14%. Giữ ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng 52%.Tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý ở khu vực thành thị ước đạt 98,5%/KH 98,5%; ở khu vực nông thôn ước đạt 94,5%/KH 94,5%. Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh ở khu vực thành thị ước đạt 100%; ở khu vực nông thôn ước đạt 99,87%/KH 99,2%.
Thủy Phương