Trong năm 2022, UBND huyện đã ban hành Quyết định cử 34 cán bộ tham gia bồi dưỡng cấp uỷ cơ sở, bồi dưỡng 411 đại biểu HĐND cấp xã năm 2022 và 18 cán bộ, công chức phụ trách công tác HĐND cấp xã và HĐND huyện Vĩnh Linh, 14 cán bộ, công chức (CBCC) tham gia bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo cấp phòng; quyết định cử 9 CBCC tham gia lớp bồi dưỡng QLNN chuyên viên chính; 13 CBCC tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước chuyên viên; 04 CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số tham gia bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên; 10 CBCC tham gia lớp bồi dưỡng kế toán viên; 05 CBCC tham gia lớp đào tạo trung cấp lý luận chính trị khóa 50 năm 2022 ; 01 cán bộ tham gia bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp khóa II/2022 tại Huế; 16 CBCC tham gia lớp bồi dưỡng cấp ủy cơ sở; 20 CBCC tham gia tập huấn văn thư lưu trữ, 12 CBCC tham gia tập huấn công tác tông giáo năm 2022, 64 CBCC tham gia bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp năm 2022; 02 CBCC cấp huyện tham gia tham gia lớp tập huấn ứng dụng CNTT ngành Nội vụ; 03 CBCC cấp huyện tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức nhà nước năm 2022; 36 CBCC cấp xã tham gia 02 lớp bồi dưỡng công tác cải cách hành chính năm 2022 và 04 CBCC cấp huyện tham gia bồi dưỡng công tác cải cách hành chính năm 2022. Phối hợp với trung tâm chính trị huyện mở 60 lớp học tập lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho các học viên là cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở; người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, UBND huyện đã tổ chức 4 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn cụ thể: Kỹ thuật nuôi, phòng trừ bệnh cho gà, vịt; Kỹ thuật trồng nấm sò/rơm/linh chi; Kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch cây hồ tiêu; Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò, dê với tổng kinh phí là 100 triệu đồng. Tạo việc làm mới cho 2.072 lao động, trong đó đi làm việc ở nước ngoài 177 người (Lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 154 người). Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn như Công y TNHH Scavi Quảng trị, Công ty May mặc miền Trung… giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động. Tổ chức 10 lớp tập huấn cho 292 học viên với tổng kinh phí 50 triệu đồng gồm: 06 lớp tập huấn Quy trình sản xuất hồ tiêu hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu cho 206 học viên; 01 lớp Kỹ thuật trồng dưa hấu trên đất lúa bỏ hoang vụ hè cho 35 học viên; 01 lớp nâng cao năng lực quản lý cho đôi ngũ thú y cơ sở và cac văn bản quản lý Nhà nước về lĩnh vực chăn nuôi thú Y cho 18 học viên; 01 lớp triển khai nghiệp vụ Khuyến nông cho 17 học viên; 01 lớp dự báo và hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại các loại cây trồng, triển khai một số mô hình sản xuất mới trên địa bàn huyện cho 16 học viên. hỗ trợ 2 dự án nhân rộng, gồm: Dự án “Ứng dựng công nghệ sinh học trong chăn nuôi bò thịt và bò sinh sản bằng hình thức nuôi nhốt tại thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp” với kinh phí hỗ trợ và 34,440 triệu đồng và Dự án “Ứng dụng công nghệ tưới nước và tưới phân theo phương pháp tưới phun sương và tưới nhỏ giọt trong trồng và chăm sóc cây ăn quả trên địa bàn thông Tiên Mỹ, xã Vĩnh Lâm với kinh phí hỗ trợ là 48,399 triệu đồng. Ngoài ra có 06 đề án khoa học công nghệ được UBND tỉnh cấp kinh phí để triển khai thực hiện, đó là: Ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất các sản phẩm cơ khí phụ trợ; Ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất các sản phẩm nội thất từ gỗ công nghiệp; Ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất tinh dầu các loại; Ứng dụng máy móc tiên tiến vào may xuất khẩu (Đào tạo nghề máy công nghiệp); Ứng dụng máy móc vào chế biến nông sản; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất mộc mỹ nghệ với kinh phí 505 triệu đồng. UBND huyện có xây dựng được 13 đề án khuyến công ứng dụng khoa học công nghệ cấp huyện cụ thể: Đề án Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm cơ khí mỹ thuật, dân dụng; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào ép dầu các loại; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm cơ khí mỹ thuật, dân dụng; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm nhôm hệ Xingfa; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm nhôm hệ Xingfa; Ứng dụng máy móc thiết bị 4 tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm chả, xúc xích và thiết kế, in ấn nhãn mác sản phẩm; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm mộc mỹ nghệ, dân dụng; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm mộc dân dụng; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm nhôm hệ Xingfa; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất các sản phẩm bánh tráng; Thiết kế, in ấn bao bì nhãn mác các sản phẩm chế biến từ nông sản; Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào xay xát gạo; Mô hình áp dụng một số giải pháp sản xuất sạch hơn tại xưởng sản xuất đồ gỗ nội thất. Các đề án được cấp kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện với tổng kinh phí được cấp và kinh phí đối ứng là 365 triệu đồng. Để đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội. UBND huyện đã giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được tổ chức thực hiện 4 lớp đào tạo nghề cho 96 học viên với tổng kinh phí 100 triệu đồng cụ thể như sau: 01 lớp kỹ thuật nuôi, phòng trừ bệnh cho gà, vịt cho 20 học viên ở xã vĩnh Ô; 01 lớp kỹ thuật trồng nấm sò/rơm/linh chi cho 26 học viên ở xã Vĩnh Lâm; 01 lớp kỹ thuật chăm sóc, khai thác mủ cao su cho 20 học viên tại xã Vĩnh Hà; 01 lớp kỹ thuật nuôi và trị bệnh cho lợn 25 học viên tại xã Vĩnh Hòa. Thủy Phương