Huyện ủy Vĩnh Linh ban hành Nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng đối với cây trồng, vật nuôi có lợi thế của huyện giai đoạn 2022-2025 

Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống của người dân nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng, Huyện ủy Vĩnh Linh đã ban hành Nghị quyết về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng đối với cây trồng, vật nuôi có lợi thế của huyện giai đoạn 2022-2025.

Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 6-7%/năm; phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn, đẩy nhanh các hình thức sản xuất có liên kết, sản xuất theo hướng hữu cơ, bao tiêu sản phẩm; duy trì diện tích đất lúa đảm bảo vững chắc an ninh lương thực; xây dựng sản phẩm gạo hữu cơ Vĩnh Linh; hoàn thành chương trình tái canh cây cao su cho các xã miền núi; khuyến khích mở rộng chăn nuôi tập trung theo quy mô trang, gia trại, chăn nuôi khép kín theo hướng hữu cơ, ứng phó với biến đổi khí hậu và dịch bệnh, tạo sản phẩm an toàn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu; tăng diện tích tham gia trồng rừng gỗ lớn và có chứng chỉ rừng trên địa bàn, gắn với chế biến sâu gỗ rừng trồng; tập trung phát triển theo huướng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính, nuôi tôm công nghiệp 2-3 giai đoạn, thâm canh để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế; thực hiện có hiệu quả việc xây dựng các cánh đồng lớn, tổ chức sản xuất các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi ở các địa phương trên 4 vùng; phấn đấu đến năm 2024, huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn nông thôn mới. Để thực hiện các mục tiêu trên, Huyện ủy Vĩnh Linh đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện, đó là:

Tập trung phát triển các loại cây trồng thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, biến đổi khí hậu có lợi thế của địa phương tạo sản phẩm chủ lực cạnh tranh. Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất đã được khẳng định có hiệu quả; tích cực rà soát, chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Đẩy mạnh tổ chức sản xuất theo quy trình hữu cơ, GAP, an toàn thực phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc, mã vùng trồng.

Thực hiện mục tiêu tăng số lượng đi đôi với việc nâng cao chất lượng đàn vật nuôi. Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao kỷ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, chống dịch bệnh đối với vật nuôi.

Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch trong lĩnh vực lâm nghiệp; đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến gỗ tinh sâu nhằm nâng cao giá trị gỗ rừng trồng qua chế biến. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quản lý và phát triển rừng.

Tiếp tục phát triển thủy sản thành ngành kinh tế mạnh, tập trung phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh, tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới. Đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi, phát triển các đối tượng nuôi chủ lực, đối tượng nuôi mới, gắn với liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích các tổ hợp tác, tổ đội khai thác thủy sản hoạt động có hiệu quả.

Phát triển các vùng sản xuất tập trung, các loại cây trồng, con nuôi thích hợp với biến đổi khí hậu.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, quản lý điều hành của chính quyền, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thủy Phương

507 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Tin cơ sở

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 964
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 964
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87005601