Các cấp, ngành, địa phương đã xác định các nhiệm vụ, giải pháp trước mắt, lâu dài để đảm bảo việc triển khai thực hiện một cách đồng bộ, gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng cấp. Chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; luôn chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; có phương án xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của Nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh; đầu tư, xây dựng nhiều công trình chống ngập úng, chống sạt lở bờ sông, công trình phòng chống thiên tai.
Thời gian tới, để Triệu Phong làm tốt hơn việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, huyện đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò, phân công, làm rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, trong đó, nhấn mạnh cần nhận thức rõ được vai trò của tài nguyên, coi trọng nguồn lực tài nguyên trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, địa phương. Tiếp tục quán triệt sâu rộng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là trong nội dung Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần lần thứ XIII của Đảng; Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quả lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kết luận số 02-KL/TW, ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; Luật Tài nguyên nước năm 2012; Luật Phòng chống thiên tai năm 2013; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; đưa nội dung giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường; xây dựng năng lực, kỹ năng, phổ biến kinh nghiệm phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm mọi người dân và toàn xã hội luôn sẵn sàng ứng phó trước các tác động của biến đổi khí hậu. Kết hợp các phương tiện truyền thông tạo dư luận xã hội lên án, thống nhất nhận thức cần xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, và xâm hại môi trường.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Lập quy hoạch, quản lý khai thác, sử dụng các loại tài nguyên quan trọng. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương, hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế sử dụng lãng phí, khai thác không hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phát thải nhiều chất ô nhiễm, khí nhà kính, huỷ hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là vùng đầu nguồn nước, khu dân cư, vùng ven biển.
Thực hiện quản lý, khai thác tốt và phát huy hiệu quả các công trình có mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống sạt lở, triều cường, nước biển dâng và xâm nhập mặn đã được đầu tư trên địa bàn huyện. Tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông, bảo đảm an toàn cho các hồ chứa nước trên địa bàn, điều tiết, sử dụng nguồn nước hiệu quả, hợp lý. Chủ động chuẩn bị các phương án, cơ sở vật chất, phương tiện cứu hộ, cứu nạn; phòng, chống dịch bệnh/chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân đối với các địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu. 3. Đổi mới cơ chế, chính sách tích tụ ruộng đất đảm báo ứng phó với biến đổi khí hậu Tăng cường tích tụ ruộng đất, khắc phục tình trạng manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; nâng cao hiệu quả sự dụng đất, ngăn chặn tình trạng để đất hoang hóa, sử dụng đất lãng phí. Tăng cường quản lý, khắc phục suy thoái đất; quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả đất công. Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống, hạn chế các tác động ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng. Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch, bảo đảm tính đồng bộ trong các nhiệm vụ thoát nước đô thị, tiêu thoát lũ, chống ngập úng và đảm bảo vệ sinh môi trường. Bảo vệ và phát triển diện tích rừng tự nhiên, giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tăng độ che phủ rừng qua từng năm. Phối hợp nghiên cứu ứng dụng và từng bước nhân rộng các mô hình thích ứng và giảm nhẹ tác động của biển đổi khí hậu, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp bằng các biện pháp chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân ở địa phương; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xử lý các phế thải trong nông nghiệp. Tiếp tục bảo vệ các vùng trọng điểm về đất lúa, xây dựng cánh đồng lớn canh tác tự nhiên, tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật và trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các vi phạm, tranh chấp, lấn chiếm đất đai; kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, trục lợi, làm thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất; hoàn chỉnh công tác điều tra cơ bản, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản và đa dạng sinh học.
Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư gắn với quản lý, bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên; khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các dự án đầu tư phát triển nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…để thay thế các nguồn năng lượng truyền thống.
Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho các điểm, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình và phi công trình để bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng, thủy văn và cảnh báo thiên tai; năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ, năng lực chống chịu và thích ứng vối biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác bảo vệ, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, nhất là tài nguyên biển theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng tránh thiên tai đối với người dân. Chủ động, kịp thời thông tin, dự báo, xây dựng phương án phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu đối với vùng ven biển. Thủy Phương