Mô hình nuôi bò tại thôn Tà Lao, xã Tà Long
Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững theo tin thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030”; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện bình quân hằng năm giai đoạn 2021 - 2025 từ 4 - 5% và giai đoạn 2026 - 2030 từ 3 - 4% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đakrông lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, huyện Đakrông đã đề ra một số nhiệm trọng tâm:
Thứ nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững; xác định giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Đưa công tác giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Tích cực tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững.
Thứ ba, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo, bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo không có khả năng lao động; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Quan tâm giải quyết đất sản xuất, đất ở phù hợp, tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo.
Thứ tư, huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững. Tập trung phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp cho người nghèo; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hôi ở các xã đặc biệt khó khăn.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý; tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện công tác giảm nghèo; có chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, nhiệt tình về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn.
Thứ sáu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục; phát hiện những sai sót, khuyết điểm hoặc không phù hợp trong đầu tư, hỗ trợ, trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện để kịp thời uốn nắn, khắc phục; kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp lợi dụng gây lãng phí, thất thoát, tham ô, tham nhũng trong thực hiện các chương trình hỗ trợ giảm nghèo. Đồng thời khen thưởng, biểu dương đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo bền vững. Nguyễn Thị Hảo