Hợp tác quốc tế để phát triển lưới an sinh xã hội bền vững ở Việt Nam 

(Chinhphu.vn) – Chiều 20/2, tại Hà Nội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) tổ chức Hội thảo quốc tế “Phát triển hệ thống an sinh xã hội bền vững: Hàm ý và cơ hội đối với Việt Nam”.

 

Tổng Giám đốc BHXH VN phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng - Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Tổng thư ký Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế (ISSA), Diễn đàn đa phương lớn nhất thế giới về an sinh xã hội. Qua đó thể hiện sự ủng hộ và những nỗ lực, đóng góp tích cực, có tính kết nối của BHXH Việt Nam trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội An sinh xã Hội Đông Nam Á (ASSA) nhiệm kỳ 2018-2019 và cũng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của ISSA nhằm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững an sinh xã hội trên phạm vi toàn cầu, đồng thời thúc đẩy cộng đồng an sinh xã hội ASEAN "gắn kết và chủ động thích ứng" trước tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0 và tự do dịch chuyển lao động trong khu vực.

Hội thảo này chính là hành động cụ thể hóa nhu cầu hỗ trợ của chúng tôi và khả năng đáp ứng của các bạn trong nỗ lực chung xây dựng và phát triển hệ thống an sinh xã hội bền vững, vì lợi ích của mọi người dân. Phát triển nhưng không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình này đòi hỏi sự quyết tâm, tính năng động và sáng tạo vượt bậc của mỗi chúng ta.

Những kết quả đạt được trong 25 năm qua là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực phát triển không ngừng của BHXH Việt Nam và sự trợ giúp có hiệu quả của các đối tác song phương và đa phương quốc tế. Hệ thống chính sách pháp luật về BHXH, BHYT ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế -xã hội đất nước và thông lệ quốc tế. Diện bao phủ BHXH, BHYT ngày càng mở rộng với gần 16 triệu người tham gia BHXH (chiếm 32% lực lượng lao động), gần 86 triệu người tham gia BHYT (chiếm 90% dân số). Quỹ BHXH, BHYT trở thành quỹ an sinh lớn nhất.
Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đạt nhiều kết quả nổi bật: Cắt giảm 3/4 số thủ tục hành chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và cấp mã định danh BHXH cho 97 triệu người dân, góp phần xây dựng nền kinh tế số và chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho toàn xã hội. Đặc biệt là đưa vào vận hành Hệ thống giám định BHYT điện tử kết nối với 100% cơ sở khám chữa bệnh thực hiện giám định tự động chi phí BHYT giúp quản lý, sử dụng quỹ BHYT công khai, minh bạch, hiệu quả.

Các đại biểu tham gia hội thảo. Ảnh: VGP/ Lê Sơn

Ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho rằng các thách thức trong phát triển hệ thống an sinh xã hội hiện nay là việc mở rộng diện bao phủ khu vực phi chính thức, quản lý chi phí khám chữa bệnh BHYT, thiết kế và tổ chức thực hiện trong bối cảnh già hoá dân số và cách mạng công nghiệp 4.0, nhận thức và tính tuân thủ pháp luật, yêu cầu ngày càng cao của Chính phủ và người dân. BHXH Việt Nam xác định rõ mục tiêu lớn mà ngành hướng đến là “Tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả và hiện đại”.

Tổng Thư ký ISSA, ông Marcelo Abi-Ramia Ceatano nhấn mạnh đến các thách thức trong bảo đảm an sinh cho các nhóm lao động trên toàn cầu cũng như khu vực Châu Á-Thái Bình Dương như diện bao phủ BHXH, BHYT như người cao tuổi.

Giải quyết thách thức này, Tổng Thư ký ISSA cho rằng, cần đổi mới sáng tạo trong thiết kế và thực hiện chương trình; tìm kiếm giải pháp, tăng cường tiếp cận cho người lao động khu vực phi chính thức; ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông; tăng cường tiếp cận đối tượng và tuyên truyền.

Về chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn cần hỗ trợ chăm sóc ban đầu, phòng tránh, tham gia tại cộng đồng, giảm gánh nặng tài chính và các rào cản khác trong chăm sóc y tế, tăng cường các mô hình điều trị bệnh kinh niên và chăm sóc dài hạn…

Giải quyết thách thức này, cần coi người bệnh là trung tâm; ứng dụng công nghệ điện tử, di động, trực tuyến; tuyên truyền về lợi ích an sinh xã hội; không để ai bị bỏ lại phía sau – thu hẹp khoảng cách.

Tổng Thư ký ISSA cũng đề cập đến thách thức khác là khi người dân đòi hỏi và kỳ vọng ngày càng cao đối với các nước. Gần 38% dân số khu vực Đông Á-Thái Bình Dương người dân càng ưu chuộng liên hệ bằng công nghệ số trong cung cấp dịch vụ (trong khi tỷ lệ trung bình toàn cầu là 26,4%); trên 50% lao động khu vực Đông Á-Thái Bình Dương thông thạo công nghệ số…

Tại Hội thảo, Tổng Thư ký ISSA cũng cam kết hỗ trợ Việt Nam và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam một số lĩnh vực như trao đổi và học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong công tác này.

Lê Sơn

196 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 585
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 585
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 78126119