Tham dự hội nghị, đại biểu đã được nghe các giáo sư, nhà nghiên cứu khoa học, chuyên gia lịch sử hàng đầu Việt Nam giới thiệu 9 chuyên đề gồm: tổng quan đề án nghiên cứu, biên soạn bộ lịch sử Việt Nam; một số vấn đề về phương pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử địa phương, lịch sử ngành; phương pháp biên soạn biên niên lịch sử qua một bản đề cương; một số phương pháp nghiên cứu mới vận dụng trong nghiên cứu lịch sử. Ngoài ra, các đại biểu còn được cung cấp thành tựu nghiên cứu mới về quá trình hình thành và phát triển vùng đất nam bộ; thông tin tư liệu và sự thật lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa; di sản văn hóa, luật di sản văn hóa và trách nhiệm của nhà sử học trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Theo Ban Tổ chức hội nghị, đây là những nội dung rất thiết thực góp phần cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho đội ngũ trực tiếp nghiên cứu biên soạn lịch sử đơn vị, địa phương trong công tác biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử ngành, biên niên lịch sử địa phương đạt chất lượng, đảm bảo tính Đảng, tính khoa học cũng như công tác tuyên truyền chủ quyền biển, đảo Việt Nam, nguồn gốc lịch sử vùng đất Nam Bộ./.
Quang Chiến