Hội nghị cấp cao cộng đồng Pháp ngữ thông qua nhiều văn kiện quan trọng 

(Chinhphu.vn) - Chiều 20/11 tại đảo Djerba, Tunisia, sau gần 2 ngày làm việc, Lễ bế mạc Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 18 đã diễn ra trong không khí đồng thuận và thành công. Hội nghị đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng.
Hội nghị cấp cao cộng đồng Pháp ngữ thông qua nhiều văn kiện quan trọng - Ảnh 1.

Hơn 90 lãnh đạo các nước thành viên Pháp ngữ, các thể chế Pháp ngữ, tổ chức quốc tế và khu vực tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 18

Trên tinh thần hợp tác tích cực và tôn trọng lẫn nhau, các nhà lãnh đạo Cộng đồng Pháp ngữ đã thảo luận thẳng thắn về các vấn đề cùng quan tâm, đồng thời đề ra phương hướng phát triển Cộng đồng Pháp ngữ trong thời gian tới. 

Trong bối cảnh những thách thức toàn cầu đang ngày càng gia tăng với những diễn biến phức tạp, khó lường, các nhà lãnh đạo khẳng định sự cấp thiết tăng cường gắn kết, hợp tác, quan tâm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân, nhất là đối với thanh niên và phụ nữ.

Hội nghị đã thông qua những văn kiện quan trọng, bao gồm: Tuyên bố Djerba, Tuyên bố về tiếng Pháp trong đa dạng ngôn ngữ, Nghị quyết về tình hình khủng hoảng, thoát khỏi khủng hoảng và củng cố hoà bình trong không gian Pháp ngữ, Khung chiến lược về hợp tác Pháp ngữ giai đoạn 2023-2030, Quy tắc về thủ tục gia nhập và thay đổi quy chế thành viên của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.

Hội nghị cũng bầu bà Louise Mushikiwabo tiếp tục làm Tổng Thư ký Pháp ngữ nhiệm kỳ 2023-2026, đồng thời quyết định tổ chức Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp vào năm 2024.

Nhân dịp tham dự Hội nghị, ngày 20/11/2022, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp tục có các cuộc gặp với lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế nhằm thúc quan hệ song phương và đa phương với các đối tác.

Hội nghị cấp cao cộng đồng Pháp ngữ thông qua nhiều văn kiện quan trọng - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Senegal Macky Sall

Tại cuộc gặp với Tổng thống Senegal Macky Sall, Phó Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Senegal, để tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương, đề nghị hai nước tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; bày tỏ cảm ơn Senegal, nước Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU) năm 2022, đã ủng hộ Việt Nam thiết lập quan hệ với AU....

Tổng thống Senegal khẳng định Việt Nam là đối tác truyền thống, gắn bó của Senegal, hiện có nhiều dự án hợp tác giữa hai nước đang được triển khai hiệu quả, nhất là về nông nghiệp, trồng lúa…; chúc mừng những thành tựu của Việt Nam trong cuộc cách mạng xanh; mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là lúa gạo.

Hai lãnh đạo nhất trí cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu trên các lĩnh vực; ưu tiên sớm ký các thỏa thuận song phương, tạo khuôn khổ pháp lý cho hợp tác lâu dài giữa hai nước; tăng cường ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, khu vực, trong đó có AU, ASEAN...

Hội nghị cấp cao cộng đồng Pháp ngữ thông qua nhiều văn kiện quan trọng - Ảnh 4.

Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Ignazio Cassis khẳng định Thụy Sỹ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, một quốc gia có vai trò quan trọng, có chính sách đối ngoại và một nền ngoại giao năng động, hiệu quả

Tại cuộc gặp với Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Ignazio Cassis, Phó Chủ tịch nước chúc mừng Thụy Sĩ được bầu vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2024; đánh giá cao những kết quả đạt được trong quan hệ hai nước thời gian qua; cảm ơn Thụy Sĩ đã dành sự hỗ trợ phát triển quan trọng, trị giá 600 triệu USD cho Việt Nam trong 30 năm qua và tiếp tục cam kết 80 triệu USD trong giai đoạn 2021-2024, cũng như đã hỗ trợ rất kịp thời các trang thiết bị, vật tư y tế cho Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 trong năm 2021. Thụy Sĩ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 21 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Tổng thống Thụy Sĩ bày tỏ cảm ơn những tình cảm nồng hậu mà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đã dành cho ông trong chuyến thăm Việt Nam tháng 8/2021, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 

Tổng thống đánh giá cao quan hệ chính trị, ngoại giao rất tốt đẹp giữa hai nước; khẳng định Thụy Sĩ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam, một quốc gia có vai trò quan trọng, có chính sách đối ngoại và một nền ngoại giao năng động, hiệu quả. 

Tổng thống Ignazio Cassis nhất trí với các đề xuất ưu tiên của Việt Nam về việc các nước cần thúc đẩy đàm phán để sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại FTA giữa Việt Nam và Khối mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) mà Thụy Sĩ là một thành viên; thúc đẩy kết nối doanh nghiệp, hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân… Tổng thống Thụy Sĩ cũng khẳng định sẽ tích cực hỗ trợ việc thúc đẩy giảng dạy tiếng Pháp tại Việt Nam.

Hai bên đã trao đổi các biện pháp cụ thể để tiếp tục đưa quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả thực chất. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn, tổ chức đa phương, tham gia giải quyết những vấn đề toàn cầu liên quan đến hòa bình, an ninh, an ninh lương thực, năng lượng, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước…

Hội nghị cấp cao cộng đồng Pháp ngữ thông qua nhiều văn kiện quan trọng - Ảnh 5.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Tổng thống Slovenia Borut Pahor

Tại cuộc gặp với Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Tổng thống Slovenia Borut Pahor khẳng định ủng hộ đề xuất của Việt Nam về việc Slovenia và Liên minh châu Âu sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), nhằm tạo động lực mạnh mẽ hơn nữa cho hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với EU.

Hai bên khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, trong đó có các lĩnh vực về cơ khí, tự động hóa, chế biến thực phẩm, dịch vụ vận chuyển, cảng biển…

Hai bên cũng trao đổi, nêu các đề xuất cụ thể nhằm tăng cường hợp tác, ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương quan trọng, góp phần vào việc giải quyết các vấn đề chung của thế giới; khẳng định ủng hộ tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Cũng trong thời gian diễn ra hội nghị, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã tiếp xúc với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba, Thủ tướng Tunisia Najla Bouden, Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel, Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo, Thủ hiến Quebec (Canada) François Legault.

BNG

396 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 421
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 421
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88431437