Hối hả chuẩn bị nguồn cung thực phẩm dịp Tết 

(Chinhphu.vn) - Sau dịp Tết dương lịch chính là thời điểm “gấp gáp”, tất bật của các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, làng nghề sản xuất hàng hóa, để kịp hoàn thành các đơn hàng cho thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

 

Hối hả chuẩn bị nguồn cung thực phẩm dịp Tết- Ảnh 1.

Các cơ sở tấp nập chuẩn bị hàng Tết. Ảnh: VGP/Diệu Anh

Tấp nập chuẩn bị hàng Tết

Theo thống kê, Hà Nội quy tụ khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm khoảng 56% tổng số làng ở khu vực nông thôn; trong đó, có 318 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống và hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Hầu hết các làng nghề tập trung ở các huyện ngoại thành cho hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian qua, các làng nghề truyền thống và làng có nghề trên địa bàn Thủ đô đều có sự tăng trưởng về giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu và hơn 100 làng nghề đạt doanh thu bình quân 10-20 tỷ đồng/năm/làng nghề; gần 70 làng nghề đạt doanh thu 20-50 tỷ đồng/năm/làng nghề và khoảng 20 làng nghề có doanh thu trên 50 tỷ đồng/năm/làng nghề.

Một số làng nghề có doanh thu cao, như: Làng nghề điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức) đạt 2.850 tỷ đồng/năm; làng nghề bánh kẹo, dệt kim La Phù (huyện Hoài Đức) đạt 1.301 tỷ đồng/năm…Dịp cuối năm, hầu hết làng nghề đều tăng công suất gấp 2-3 lần so với những tháng trước đó, nhất là các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm…

Đến làng nghề xã Tiền Phong (huyện Thường Tín) thời điểm này, ai cũng ngỡ ngàng bởi sự tấp nập, từng chuyến xe tải chở hàng vào ra, những tiếng dệt văng vẳng khắp xóm làng, trong từng nhà. Hiện tại, 100% người dân Trát Cầu đều làm nghề sản xuất chăn, ga, gối đệm. Đây là thời điểm người làng Trát Cầu bận rộn nhất trong năm.

Đại diện lãnh đạo xã Tiền Phong cho hay, hiện, làng Trát Cầu có hơn 1.200 hộ và hơn 50 doanh nghiệp sản xuất chăn ga, gối đệm, mỗi doanh nghiệp thường xuyên sử dụng khoảng 20 lao động. Ngoài doanh nghiệp, hàng trăm hộ làm nghề chăn ga, gối đệm đã đầu tư máy móc hiện đại, như máy trần, máy thêu, dây chuyền sản xuất mút tấm, mút cây, ruột đệm… Doanh thu của các hộ đạt từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nhiều địa phương ngoại thành Hà Nội, nông dân trồng rau vụ đông đang tích cực chăm sóc, thu hoạch; đồng thời gieo trồng các loại rau ngắn ngày gối vụ để cung cấp nguồn rau xanh cho thị trường dịp Tết

Theo Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức (huyện Gia Lâm) Nguyễn Văn Minh, với diện tích khoảng 250ha trồng các loại rau, mỗi ngày hợp tác xã cung cấp ra thị trường khoảng 100 tấn rau các loại. Ngoài ra, vào những ngày cận Tết, hợp tác xã còn liên kết sản xuất với các vùng rau lân cận để tăng sản lượng lên gấp 2 lần so với hiện nay.

Ông Đào Quang Vinh, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ thực phẩm Vinh Anh (huyện Thường Tín) cho biết, để chuẩn bị nguồn cung thịt lợn cuối năm, doanh nghiệp đã liên kết với các trang trại chăn nuôi lợn, gà, vịt trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, nhằm ổn định nguồn cung thực phẩm cho thị trường khoảng 300-400 tấn thịt trong và sau Tết Nguyên đán 2024.

Đáp ứng đủ nhu cầu nông sản Tết

Hối hả chuẩn bị nguồn cung thực phẩm dịp Tết- Ảnh 2.
Hối hả chuẩn bị nguồn cung thực phẩm dịp Tết- Ảnh 3.
Hối hả chuẩn bị nguồn cung thực phẩm dịp Tết- Ảnh 4.

Bảo đảm đủ nhu cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2024. Ảnh: VGP/Diệu Anh

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Hà Nội là địa phương tiêu thụ nông sản, thực phẩm lớn nhất của cả nước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô. Lượng hàng hóa còn thiếu được kết nối, khai thác từ các tỉnh, thành phố bạn và nhập khẩu từ nước ngoài. Ước tính tổng giá trị nông sản phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với dịp Tết năm 2023).

Để bảo đảm hàng hóa cho thị trường dịp Tết, Hà Nội đã ký kết hợp tác với 43 tỉnh, thành phố phát triển hơn 946 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền của các tỉnh, thành phố với sự tham gia của 1.130 đầu mối, đáp ứng thường xuyên nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn.

Trong đó, sản phẩm gạo từ một số tỉnh phía Bắc và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; rau, củ, quả từ Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng…; trái cây từ Hưng Yên, Hải Dương, các tỉnh phía Nam; thủy, hải sản từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An...

Cũng trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở, ngành, các quận, huyện mở nhiều điểm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, qua đó kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn cung hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024, ngoài ngành Công thương, ngành Nông nghiệp Hà Nội cũng tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất theo kế hoạch năm và chú trọng phòng, chống dịch bệnh động vật. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Hà Nội trong việc theo dõi, bám sát tình hình cung - cầu, giá cả, thị trường hàng hóa trên địa bàn để kịp thời ứng phó trong trường hợp thị trường có biến động.

Cùng với đó, tăng cường giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản của các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội tiêu thụ, tập trung vào các sản phẩm tiêu thụ lớn, có mối nguy cao, vào các dịp cao điểm; đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định khi cần thiết, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật…

Diệu Anh

Bảo đảm đủ nhu cầu hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2024. Ảnh: VGP/Diệu Anh

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, Hà Nội là địa phương tiêu thụ nông sản, thực phẩm lớn nhất của cả nước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô. Lượng hàng hóa còn thiếu được kết nối, khai thác từ các tỉnh, thành phố bạn và nhập khẩu từ nước ngoài. Ước tính tổng giá trị nông sản phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố đạt khoảng 40.900 tỷ đồng (tăng 10% so với dịp Tết năm 2023).

Để bảo đảm hàng hóa cho thị trường dịp Tết, Hà Nội đã ký kết hợp tác với 43 tỉnh, thành phố phát triển hơn 946 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền của các tỉnh, thành phố với sự tham gia của 1.130 đầu mối, đáp ứng thường xuyên nhu cầu lương thực, thực phẩm an toàn.

Trong đó, sản phẩm gạo từ một số tỉnh phía Bắc và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; rau, củ, quả từ Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng…; trái cây từ Hưng Yên, Hải Dương, các tỉnh phía Nam; thủy, hải sản từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An...

Cũng trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các sở, ngành, các quận, huyện mở nhiều điểm quảng bá, giới thiệu sản phẩm, qua đó kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn cung hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2024, ngoài ngành Công thương, ngành Nông nghiệp Hà Nội cũng tập trung chỉ đạo các đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất theo kế hoạch năm và chú trọng phòng, chống dịch bệnh động vật. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Hà Nội trong việc theo dõi, bám sát tình hình cung - cầu, giá cả, thị trường hàng hóa trên địa bàn để kịp thời ứng phó trong trường hợp thị trường có biến động.

Cùng với đó, tăng cường giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản của các tỉnh, thành phố đưa về Hà Nội tiêu thụ, tập trung vào các sản phẩm tiêu thụ lớn, có mối nguy cao, vào các dịp cao điểm; đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định khi cần thiết, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật…

Diệu Anh

309 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 1132
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 1132
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87219343