Hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 

(ĐCSVN) - Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những giải pháp được Chính phủ ưu tiên thúc đẩy nhằm tạo lập các giao dịch minh bạch, thuận lợi, an toàn và giảm chi phí. Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là văn bản quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán, các doanh nghiệp thụ hưởng dịch vụ và đông đảo người dân, do đó được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

 

Ngày 11/12 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp đối với Dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt (thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP).

Hình ảnh tại Hội thảo (Ảnh: M.P) 

Phát biểu khai mạc, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, thanh toán không dùng tiền mặt là một xu hướng ngày càng phát triển, đem lại sự thuận tiện trong hoạt động của doanh nghiệp, đời sống của người dân, cũng như góp phần thay đổi cách thức quản trị theo hướng minh bạch, hiện đại. Đây là chủ trương, chính sách quan trọng của Chính phủ, và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực để đưa chủ trương, chính sách này đi vào cuộc sống một cách thành công. Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là văn bản quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán, các doanh nghiệp thụ hưởng dịch vụ và đông đảo người dân, do đó được sự quan tâm chú ý của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, theo báo cáo mới nhất của tổ chức đánh giá quốc tế thì thương mại điện tử ở nước ta 2019 đã đạt khoảng 12 tỷ đôla Mỹ, và tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử ở nước ta đang cao nhất khu vực Đông Nam Á. Dự đoán 2020 với tốc độ tăng tiếp tục 40% thì chúng ta có thể đạt 15,16 tỷ USD. Trong bức tranh đó, qua khảo sát thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch thương mại điện tử thì khoảng 20%, tức là thanh toán dùng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán trực tuyến là tới 80%. Như vậy, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế nói chung và trong giao dịch thương mại điện tử nói riêng.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế và pháp lý nhìn nhận, dự thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt còn một số điểm thiếu rõ ràng, chưa thực sự thuyết phục và cần tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh.

Theo bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trong thời gian vừa qua, Chính phủ nhấn mạnh đến mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để hiện thực hoá chủ trương này, thể hiện trong các điểm mới của dự thảo. Tuy nhiên, dự thảo cần được hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là dự thảo đưa ra nhiều quy định có thể coi là điều kiện kinh doanh mới như đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thanh toán không qua tài khoản hay đại lý thanh toán. Đây là các ngành nghề kinh doanh chưa nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Luật Đầu tư, do đó Ban soạn thảo cần có sự cân nhắc khi xây dựng quy định cho đồng bộ. Bên cạnh đó, nhiều điều kiện kinh doanh trong dự thảo quy định không cụ thể, rõ ràng và không dễ tiên liệu, sẽ dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng.

Còn ông Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật Basico cho rằng, Nghị định có nhiều quy định ảnh hưởng lớn đến hoạt động do nghiên cứu Luật Thanh toán để quy định cho đầy đủ.

Các chuyên gia kinh tế và pháp lý cũng nhấn mạnh, ban soạn thảo Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt cần đối chiếu kỹ lưỡng hơn với các cam kết quốc tế về mở cửa lĩnh vực dịch vụ ngân hàng – tài chính của Việt Nam, như chương 11 Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Ngoài ra, hiện nay lĩnh vực tài chính – công nghệ (FinTech) đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển, đầu tư cho cả công nghệ, thị trường và nhân lực.

Do đó cần có những quy định hài hòa về quản lý nhà nước, vừa đảm bảo ổn định và an toàn thị trường tài chính, vừa tạo điều kiện tăng nguồn lực đầu tư phát triển trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt./.

 
523 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Kinh tế

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 385
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 385
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 88609414