Vậy, vì sao các thế lực phản động, thù địch điên cuồng chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh? Chủ nghĩa tư bản (CNTB) có phải là con đường duy nhất đúng, là văn minh, là dân chủ, là giàu mạnh...không? Trong khi đó học thuyết Mác- Lênin đầy sức sống, không chỉ các nhà tư tưởng của giai cấp vô sản, mà ngay cả các nhà khoa học, các nhà lý luận hàng đầu của các nước tư bản cũng thừa nhận tính khoa học, cách mạng, tính nhân văn sâu sắc. Ông Giắc-Đê-Riđa, một viện sĩ hàng đầu của Pháp đã bày tỏ sự ngưỡng mộ chủ nghĩa Mác – Lênin và cho rằng, chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã thể hiện tính ưu trội ở chỗ, chủ nghĩa đó hướng đến mục tiêu xuyên suốt là cho con người, vì loài người. Trái lại, hệ tư tưởng của giai cấp tư sản không hướng đến mục tiêu vì con người và loài người.
Hãy nhìn vào các nước tư bản theo chế độ đa đảng, bề ngoài các đảng chính trị có vẻ như được tự do, bình đẳng tranh cử để trở thành đảng cầm quyền, nhưng thực chất bên trong, cũng chỉ có những đảng lớn được sự ủng hộ của các thế lực tư bản độc quyền mới giành được vai trò chấp chính. Chẳng hạn, ở Mỹ hiện có hơn 110 đảng, nhưng chỉ có 2 đảng (Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ) thay nhau cầm quyền. Dù Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa nắm quyền cũng đều nhận nhận sự tài trợ của các tập đoàn kinh tế, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản. Vì thế dân chủ ở đó thực chất vẫn là dân chủ tư sản, nền dân chủ chỉ dành cho một bộ phận thiểu số, một số ít người trong xã hội. Nền dân chủ theo kiểu đa đảng ở nhiều nước Tư bản đã khiến thường xuyên xãy ra khũng hoảng chính trị, đảo chính, tranh giành quyền lực, làm cho xã hội bất ổn.
Mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa tư bản là tìm lợi nhuận tối đa về cho một nhóm người tư bản, như các công ty xuyên quốc gia, giới tài phiệt... Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội tư bản ngày càng lớn, 1% người giàu của thế giới sở hữu hơn 50% tài sản của thế giới. Một “siêu cường quốc” như nước Mỹ, lượng tài sản khổng lồ chủ yếu nằm trong tay các nhà tài phiệt và các công ty đa quốc gia, những tập đoàn công nghiệp quân sự khổng lồ phục vụ cho bộ máy chiến tranh.
Bản thân thể chế chủ nghĩa tư bản không yên ả, đầy mâu thuẫn. Sự phát triển hiện đại, văn minh của một số nước tư bản Âu Mỹ là do quá trình tích lũy tư bản lâu dài, từ bóc lột thặng dư, từ bóc lột thuộc địa mới được như vậy. Song trong quá trình tồn tại, cho dù đã có những điều chỉnh, nhưng những mâu thuẩn nội tại không hề được giải quyết mà vẫn tồn tại, có phần sâu sắc hơn. Nó thể hiện qua các cuộc khủng hoảng gần đây đều có sự tham gia của các nước tư bản, như khủng hoảng tài chính – kinh tế vào năm 1997 và năm 2008; khủng hoảng về động lực, mô hình tăng trưởng khiến nhiều nước tư bản trì trệ, giảm phát, nợ công trong nhiều năm, mới chỉ phục hồi tăng trưởng trong gần đây và còn nhiều mong manh.
Nội bộ các nước tư bản cũng có rất nhiều vấn đề phức tạp, nhiều nguy cơ bùng nỗ xã hội. Đó là, thất nghiệp ngày càng tăng; biểu tình, đình công của người lao động ngày càng gay gắt. Tại các nước tư bản, vấn đề phân biệt chủng tộc, nạn bạo hành chưa được giải quyết, nhất là tại Mỹ và tại EU.... Những vấn đề đó tạo điều kiện để chủ nghĩa dân túy, dân tộc cực đoan trỗi dậy, hoành hành ở Châu Âu, Bắc Âu và cả Mỹ. Mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo, đảng phái trong các nước tư bản ngày càng gay gắt, đe dọa ổn định chính trị, bùng nổ các cuộc xung đột vũ trang ở trong nước và lan ra khu vực.
Gần đây, khủng hoảng nguy cơ đổ vỡ ở EU là minh chứng cho sự mâu thuẫn về lợi ích của từng dân tộc, mà đột phá là nước Anh - brexit. Vấn đề nợ công, khủng hoảng di cư và mâu thuẫn vốn có của nó cũng đang cực kỳ nhức nhối. Đặc biệt là khủng hoảng về an ninh- khủng bố xuất phát ngay bên trong quốc gia; sa lầy chính sách can thiệp quân sự ở Trung Đông và một số nước khác. Chính người dân các nước tư bản cũng bất bình, phản đối sự can thiệp của chính phủ của họ đối với các quốc gia có chủ quyền...
Nhìn nhận về chủ nghĩa tư bản, những xung đột xã hội, những vấn đề của chủ nghĩa tư bản, những vấn đề nước Mỹ hiện nay, Tổng thống Mỹ Donail Trump khi tranh cử đã nói: “Nước Mỹ hỏng rồi, bây giờ phải có một nước Mỹ khác”. Cái hỏng ở đây không phải là hỏng ở nước Mỹ mà chính sách chủ nghĩa tư bản của nước Mỹ hỏng, cho nên việc đầu tiên Tổng thống Mỹ Donail Trump là phải làm lại và khôi phục lại nước Mỹ: “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” (vấn đề có thực hiện được không thì hãy chờ xem!). Từ những người cầm đầu của các nước tư bản chủ nghĩa đều thấy có vấn đề của nó. Qua bức tranh đó chúng ta thấy rõ bản chất nội tại, đầy bất công của chủ nghĩa tư bản nên nó không thể là đại diện cho tương lai của loài người. Nhưng ấy vậy, các phương tiện truyền thông phương Tây cứ ra rả tuyên truyền, khiến không ít người ở ngoài cứ mơ về nước Mỹ, mơ về Châu Âu, mơ về “một xã hội” mà chỉ một số ít người sống trong xa hoa, hào nhoáng, còn hàng chục triệu người phải sống trong sự bất công, đói nghèo, bệnh tật, thất nghiệp, mất hết quyền dân chủ.
Chúng ta biết rằng, quá trình vận động của lịch sử không thể bằng phẳng, rộng mở theo con đường thẳng. Trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, cơn bão chính trị đầy chấn động là sự sụp đổ của Liên Xô và một số nước XHCN Đông Âu. Tuy nhiên, sự sụp đổ của Liên xô và các nước XHCN Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình, là sai lầm của Đảng CS Liên Xô, là sự phản bội của lãnh đạo cấp cao, sự chống phá của bên ngoài và quan trọng là xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lenin.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại vẫn kiên định con đường đã lựa chọn, thông qua quá trình cải cách, đổi mới đúng hướng nên đã giành được nhiều thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong đó, Việt Nam là một ví dụ. Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới đất nước 30 năm qua đã khẳng định đã vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đưa đất nước đi lên CNXH đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Thực tế đời sống xã hội của đất nước ngày càng được cải thiện, nâng cao. Việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam đầy ấn tượng, được quốc tế đánh giá cao. Chính trị, an ninh được giữ vững, thế và lực của đất nước không ngừng lớn mạnh. Quan hệ đối ngoại được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng an ninh, văn hóa. Hiện nay chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới, quan hệ hợp tác tốt với tất cả nước lớn, trong đó có 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực... Những thành tựu đó trong điều kiện đất nước ta xuất phát điểm của một nước trải qua 4 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm kể từ khi lập nước, bị cấm vận trong thời gian dài và với những khó khăn nội tại của đất nước, điều đó để thấy rằng, những thành tựu mà Việt Nam đạt được là rất lớn và có ý nghĩa chính trị sâu sắc.
Hiện nay, đẩy mạnh thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, các thế lực phản động, thù địch tập trung chĩa mũi nhọn vào hệ tư tưởng Mác - Lênin, phủ nhận học thuyết Mác - Lênin, phủ nhận các nguyên lý của chủ nghĩa Mác; tuyên truyền, đề cao con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản, quảng cáo cho khả năng về “con đường thứ 3” phi xã hội chủ nghĩa. Âm mưu chuyển hóa chế độ xã hội XHCN ở việt Nam của Mỹ và các nước phương Tây là không thay đổi. Năm 1995, ngay khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố: “Mỹ quan hệ với Việt Nam vì quyền lợi của nước Mỹ và để chuyển hóa chế độ, chính sách của Việt Nam như những nước của Liên Xô và Đông Âu”. Cựu Ngoại trưởng Kerry sau khi sang thăm Việt Nam đã nói: “Hiện nay ở Việt Nam nhà cao tầng mọc khắp nơi, giao thông phát triển, người dân mặc đồ tây và muốn giao lưu với phương Tây và thế giới. Cuộc sống thay đổi nhanh, nếu anh tiến hành chiến tranh thì phải đánh nhau cho đúng và chiến tranh phải làm cho đúng. Tôi nghĩ chúng ta đã làm chiến tranh và đã sai phần trước, phần sau chúng ta phải giúp Việt Nam cho Việt Nam phát triển và chúng ta tự hào về điều đó”. Ý nói là hiện nay Việt Nam đang đi đúng hướng của Mỹ!.
Nhận diện âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch trong việc chống phá hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chúng ta cần chủ động đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái. Bên cạnh việc chăm lo giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, nhất là cho thế hệ trẻ, chúng ta phải đẩy mạnh cuộc vận động “xây dựng và chỉnh đốn Đảng” gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, đặc biệt quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “"Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". Đồng thời tuyên truyền, giáo dục, nâng cao sức “tự đề kháng, tự miễn dịch” thông tin xấu độc cho mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; nổ lực phấn đấu, xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng mang lại, thực hiện thắng lợi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng và Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn./ Từ Quang Hóa