Hành trình về thăm đường Trường Sơn huyền thoại 

Sáng ngày 18/5/2019, đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao dẫn đầu đoàn cán bộ VKSNDTC và VKSND tỉnh Quảng Trị đến dâng hoa, dâng hương, tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn nhân kỉ niệm 60 năm mở đường Hồ Chí Minh.

Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao cùng đoàn đặt hoa và dâng hương các liệt sĩ

Tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao cùng các thành viên trong Đoàn đã đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm trong không khí trang nghiêm, tưởng nhớ công lao to lớn của các anh hùng liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu và hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Sự hi sinh của các anh hùng liệt sỹ đã làm nên những chiến công hào hùng, bất khuất, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tinh thần ý chí chiến đấu quật cường và nghị lực phi thường để giành độc lập dân tộc và khát vọng hòa bình của quân và dân ta…

Đồng chí Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện KSND tối cao dâng hương tri ân các liệt sĩ

Trong suốt những năm tháng chiến tranh giải phóng miền Nam, hàng triệu người con của đất nước đã lên đường với khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Trường Sơn đã làm nên con đường huyền thoại – đường Hồ Chí Minh; hàng trăm ngàn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực thực phẩm, xăng dầu đã được vận chuyển thông suốt, đã làm lên chiến thắng vẻ vang đi đến độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã anh dũng ngã xuống và mãi mãi nằm lại với núi rừng Trường Sơn.

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ của các chiến sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước

Cũng trong khuôn khổ hoạt động về nguồn đầy ý nghĩa này đoàn đã đến thăm khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải và địa đạo Vịnh Mốc ( Vĩnh Linh ).

Cầu Hiền Lương - sông Bến Hải một chứng tích cho cảnh “Đất Nước chia đôi”, cho khát vọng thống nhất, Nam Bắc một nhà trước cuộc kháng chiến bền bỉ, bi tráng của cả dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giành Độc lập Dân tộc.

Địa đạo Vịnh Mốc dài gần 2km được thiết kế 3 tầng: Tầng một sâu dưới lòng đất khoảng 13m, tầng 2 sâu khoảng 15m và tầng 3 sâu hơn 23 m, gồm 13 cửa ra vào và đó cũng chính là những cửa thông hơi. Trong 13 cửa có 7 cửa thông ra biển và 6 cửa đi lên đồi.

Địa đạo Vịnh Mốc là chứng tích lịch sử về sức mạnh, tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường bám đất giữ làng, thể hiện ý chí “một tấc không đi, một ly không rời” bám trụ chiến đấu bảo vệ quê hương và giữ thông mạch máu ra tiền tuyến.

 
Trịnh Quyết - Xuân Hiệu
313 Go top

Hiện tại không có bình chọn nào đang hoạt động.

Thống kê truy cập - Điểm tin trong Tỉnh

Thống kê truy cập
  • Người trực tuyến Người trực tuyến
    • Khách Khách 883
    • Thành viên Thành viên 0
    • Tổng Tổng 883
    • Tổng lượt truy cập: Tổng lượt truy cập: 87140655